Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công Ty:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thẩm định giá khách sạn tại công ty TNHH thẩm định giá EIC Việt Nam (EIC Valuation) (Trang 31 - 34)

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là việc hết sức cần thiết và không thể thiếu bởi đó là nhừng tài sản được sử dụng trong quỹ hoat động hằng ngày và chi trả cho các chi phí phát sinh. Trong khi đó, công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp là một công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, xây lắp nên yếu tố tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên nó tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp. Trong những năm qua, quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có nhiều biến động. Một phần nhờ vào chiến lược kinh doanh của công ty, một phần là do sự tác động của các yếu tố bên ngoài.

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần Xây Lắp và Sản Xuất Công Nghiệp

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị ( Tr.đ ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( Tr.đ ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( Tr.đ ) Tỷ trọng (%)

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 38.482 40,14 35.126 35,59 39.476 37,64

1. Tiền 37.201 38,81 33.264 33,70 37.172 35,45

2. Các khoản tương đương

tiền 1.281 1, 33 1.862 1,89 2. 304 2,19

II. Các khoản phải thu ngắn

hạn 43.112 44,97 47.609 48,24 50.074 47,75

1. Phải thu của khách hàng 29.644 30,92 37. 319 37,81 41.605 39,67 2. Trả trước cho người bán 1.538 1,61 1.904 1,93 2.607 2,49 3. Các khoản phải thu khác 12.926 13,48 10.106 10,24 8.849 8,44 4. Dự phòng phải thu ngắn

hạn khó đòi (996) (1,04) (1.720) (1,74) (2.987) (2,85)

III. Hàng tồn kho 11.544 12,04 13.041 13,21 12.224 11,66

1. Nguyên liệu, vật liệu 952 0,99 1.730 1,75 3.029 2,89 2. Chi phí sản xuất kinh doanh

dở dang 10.592 11,05 11. 311 11,46 9.195 8,77

IV. Tài sản ngắn hạn khác 2. 727 2,85 2.919 2,96 3.094 2,95

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 346 0, 36 505 0,51 446 0,43 2. Thuế GTGT được khấu trừ 1.089 1,14 810 0,82 570 0,54 3. Thuế và các khoản phải thu

Nhà Nước 792 0,83 895 0,91 1.036 0,99

4. Tài sản ngắn hạn khác 500 0,52 709 0,72 1.042 0,99

Tổng tài sản ngắn hạn 95.865 100,00 98.695 100,00 104.868 100,00

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2008 – 2010 của công ty Cổ Phần Xây Lắp và Sản Xuất Công Nghiệp)

Qua bảng số liệu cơ cấu tài sản ngắn hạn trong ba năm của công ty ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó mới đến tiền và các khoản tương đương tiền. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác cũng thay đổi qua các năm tuy nhiên nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn, cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm nhưng với tốc độ chậm. Năm 2008, tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền là 38.482 tr.đ nhưng sang năm 2009 tổng lượng tiền đã giảm còn 35.126 tr.đ tương ứng với tốc độ

giảm là 35,59% nguyên nhân có thể do năm 2009 lượng tiền gửi vào ngân hàng đã giảm. Tuy nhiên, năm 2010 tổng lượng tiền này đã tăng lên đáng kể 4.350 tr.đ tương ứng với tốc độ tăng 37,64%. Nguyên nhân do lượng tiền mặt tăng 3.908 tr.đ so với năm trước, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 442 tr.đ cho thấy lượng tiền gửi vào ngân hàng đã tăng lên khá nhiều. Đây là một dấu hiệu tốt.

Thứ hai, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng. Năm 2008 các khoản phải thu ở à 43.112 tr.đ, sang năm 2009 là 47.609 tr.đ tăng 4.497 tr.đ tương ứng với tốc độ tăng 48,24% so với năm 2008. Đến năm 2010 là 50.074 tr.đ tăng 2.861 tr.đ tương ứng với tốc độ tăng 47,75%. Nguyên nhân là do công ty cho khách hàng nợ nhiều hơn và các khoản trả trước cho người bán cũng tăng lên. Qua tìm hiểu thực tế thì lý do công ty cho khách hàng nợ một phần là do các công ty bạn là những công ty có mối quan hệ tốt và lâu năm với công ty mình nên muốn giữ uy tín, một phần do cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Công ty tăng khả năng tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu. Bên cạnh đó, các khoản phải thu khác lại có xu hướng giảm. Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2009 là 1.720 tr.đ tăng 724 tr.đ so với năm 2008, đến năm 2010 là 2.987 tr.đ tăng 1.267 tr.đ so với năm 2009. Qua đó công ty cần phải có nhưng biện pháp và chiền lược cụ thể để thu hồi các khoản nợ phải thu. Bên cạnh đó, thị trường ngày càng biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt, giá cả tăng cao nên việc tăng các khoản trả trước cho người bán nhằm mua được giá rẻ hơn làm giảm được chi phí đầu vào cho các hoạt động kinh doanh và tạo được uy tín cho công ty.

Thứ ba, hàng tồn kho cũng có sự biến động nhưng ở mức nhẹ. Năm 2008 là 11.544 tr.đ, sang năm 2009 là 13.041 tr.đ tăng 1.497 tr.đ tương ứng với tốc độ tăng 13,21%. Đến năm 2010 hàng tồn kho là 12.224 tr.đ giảm 817 tr.đ so với năm 2009. Nguyên nhân là do sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, năm 2008 chi phí sản xuất kinh doanh là 10.592 tr.đ mà sang năm 2009 la 11.311 tr.đ tức đã tăng lên 719 tr.đ so với năm 2008. Ngoài ra tốc độ nguyên liệu vật liệu cũng tăng lên, năm 2008 là 952 tr.đ, sang năm 2009 là 1.730 tr.đ tức tăng 778 tr.đ tương ứng với tốc độ tăng 1,75%. Đến năm 2010, tồn kho nguyên vật liệu là 3.029 tr.đ tăng 1.299 tr.đ so với năm 2009.

Thứ tư, tài sản ngắn hạn khác cũng tăng nhưng ở mức độ nhẹ. Tăng 192 tr.đ so với năm 2008 và năm 2010 tăng 175 tr.đ so với năm 2009. Cụ thể là chi phí trả

trước ngắn hạn tăng không đáng kể, các khoản thuế được khấu trừ giảm nhẹ, thuế và các khoản phải thu của nhà nước tăng hơn. Ngoài ra còn có sự tăng lên của các tài sản ngắn hạn khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thẩm định giá khách sạn tại công ty TNHH thẩm định giá EIC Việt Nam (EIC Valuation) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w