VỐN (mặt bằng giá năm 1995)

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam (Trang 40 - 45)

III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘ

VỐN (mặt bằng giá năm 1995)

(mặt bằng giá năm 1995) 1996 1997 1998 1999 2000 5 năm 10 năm TỔNG SỐ Tỷ lệ (%) 73.05 83.63 76.48 77.92 88.45 399.53 631.98 1 Vốn ngân sách nhà nước 15.18 17.78 16.42 19.5 18.48 87.36 142.19 (20,78) (21,26) (21,47) (25,03) (20,89) (21,87) (22,50) 2 Vốn tín dụng nhà nước 7.64 10.96 11.74 14.25 17.62 62.21 76.48 (10,46) (13,11) (15,35) (18,29) (19,92) (15,57) (12,10) 3 Vốn các DNNN 10.21 11.48 12.77 14.25 15.82 64.53 89.85 (13,98) (13,73) (16,71) (18,29) (17,89) (16,15) (14,22) 4 Vốn của tư

nhân và dân cư

19.14 17.26 16.27 15.75 21.43 89.85 171.07(26,20) (20,64) (21,27) (20,21) (24,23) (22,49) (27,07) (26,20) (20,64) (21,27) (20,21) (24,23) (22,49) (27,07) 5 Vốn đầu tư trực

tiêp nước ngoài

20.880 26.150 19.280 14.170 15.100 95.580 152.390(28,58) (31,27) (25,21) (18,19) (17,07) (23,92) (24,11) (28,58) (31,27) (25,21) (18,19) (17,07) (23,92) (24,11)

Xét về mặt định tính : với tất cả những hạn chế của công tác thống kê, khảo sát, phân tích và dự báo kinh tế - tài chính ở nước ta, vẫn có thể đưa ra một số nhận xét về thực tế và tiềm năng huy động các nguồn vốn cho tăng truởng kinh tế và công bằng xã hội như sau:

Thứ nhất, về đặc điểm, tính chất : các nguồn vốn có thể huy động cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước mới chỉ được khai thác không đáng kể, mà chủ yếu còn ở dạng tiềm năng và chưa được đánh giá đầy đủ và chính xác. Hơn nữa, chúng tồn tại và được huy động với quy mô nhỏ bé, trong tình trạng chia cắt, manh mún, rời rạc và nặng tính tự phát, thiếu sự hợp tác và gắn bó hỗ trợ nhau trong một kế hoạch có mục tiêu nhất quán và đồng bộ như một chỉnh thể, nếu không muốn nói là đôi khi còn chèn ép và làm giảm tác động tích cực của nhau đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, tiến bộ và công bằng xã hội.

Thứ hai, đến nay vẫn còn khá đậm nét sự lúng túng, phân biệt đối xử và “sự nghi kỵ” lẫn nhau giữa các nguồn vốn khác nhau, mà sự tồn tại của quá nhiều các đạo luật khác nhau điều chỉnh các nguồn vốn khác nhau cho thấy điều đó (hiện có tới hơn 5 đạo luật điều chỉnh vốn đầu tư xã hội: Luật Doanh nghiêp tư nhân, Luật Công ty, Luật DNNN, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Phá sản…). Vẫn còn sự thiếu công bằng trong quyền lợi và nghĩa vụ mà các chủ sở hữu các nguồn vốn này nhận được, rõ nét nhất là giữa DNNN – Doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giữa nông thôn và thành thị. Thậm chí sự thiếu công bằng còn tồn tại cả trong cơ cấu chi NSNN cho đầu tư phát triển, cho tiến bộ và công bằng xã hội. Nhìn chung, hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng cùng dịch vụ nhằm khuyến khích, hỗ trợ và định hướng đầu tư phát triển vẫn còn chưa phát triển, thậm chí nhiều bất cập.

Thứ ba, hậu quả chung là vốn xã hội bị chi tiêu dùng nhiều hơn chi đầu tư phát triển. Hơn nữa đang có xu hướng sụt giảm dần chỉ số hiệu quả đầu tư xã hội K= ∆GDP (năm sau)/tổng đầu tư xã hội (năm trước). Cụ thể: trong khi các hình thức huy động vốn đầu tư phát triển ngày càng đa dạng và hiệu

quả hơn, khiến tổng đầu tư và chỉ số đầu tư/GDP tăng liên tục từ năm 1991- 1997 thì K vận động theo hướng ngược lại. Nghĩa là, nếu như 1 USD đầu tư năm 1992 làm tăng 1,47 USD GDP năm 1993 thì 1 USD đầu tư năm 1996 sẽ chỉ còn làm tăng 0,29 USD GDP năm 1997. Ngoài ra, còn phải kể đến sự gia tăng tình trạng vốn đầu tư xã hội “bị đóng băng” trong bất động sản và nằm ứ đọng trong ngân hàng vì không cho vay được, hoặc hao hụt dưới nhiều dạng thất thu, thất thoát chi NSNN, nợ đọng khó đòi (lên tới từ 9-10% tổng dư nợ ngân hàng)… Tình trạng nhập hàng xa xỉ (xe máy, ôtô du lịch, rượu, bia…) và tiêu dùng vượt quá khả năng cho phép ở bộ phận dân thành thị vẫn không giảm. tình trạng nằm im hoặc rút vốn đầu tư, kể cả chuyển đổi sở hữu từ dạng doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tình trạng nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu hoặc bị đội giá đang ngày càng phổ biến cũng là những tín hiệu thiếu lành mạnh trong hoạt động của ĐTNN những năm gần đay nói riêng, trong bức tranh toàn cảnh về huy động vốn đầu tư nói chung ở Việt Nam.

Thứ tư, về triển vọng vận động, trong số các nguồn vốn nêu trên thì lượng ODA và kiều hối có xu hướng giảm dần do xu hướng giảm ODA trên thế giới, đi đôi với sự phát triển của đất nước sẽ giảm bớt “tính ưu tiên” của Việt Nam trong danh sách các nước nhận ODA thế giới. Còn sự giảm sút kiều hối là do sự “nhạt dần” các quan hệ thân hữu giữa lượng người Việt ở nước ngoài với người thân trong nước. Chỉ có kênh kiều hối của việc xuất khẩu lao động của Việt Nam đi các nước và kênh FDI có nguồn gốc từ người Việt Nam sống ở nước ngoài có thể tăng lên. Lượng vốn đầu tư cho phát triển từ NSNN và vốn vay thương mại cũng có giới hạn do sự quy định nghiêm ngặt của giới hạn động viên GDP vào NSNN và sự an toàn tín dụng quốc tế (mà chúng ta đang sắp đạt tới “ngưỡng” của các giới hạn này). Có

thể có sự gia tăng vốn đầu tư cho phát triển từ bộ phận tài sản công và tài sản quốc gia vẫn còn nằm ở dạng tiềm năng hoặc ít được khai thác.

Rút cục, sự linh dộng, tiềm tàng và triển vọng dồi dào nhất của nguồn vốn cho đầu tư phát triển chính là FDI và vốn trong dân cư (mà vốn trong dân cư sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng) nếu được nuôi dưỡng và động viên thích hợp bằng môi trường kinh doanh ngày càng được hoàn thiện và có tính cạnh tranh quốc tế cao.

Tóm lại, suốt 10 năm đổi mới đến nay, chúng ta đã thu được nhiều thành tích không thể phủ nhận và kinh nghiệm quý báu trong huy động các nguồn vốn cho phát trển kinh tế và công bằng xã hội. Song về cơ bản, nền kinh tế mới tăng trưởng dựa trên việc khai thác các nhân tố phát triển bề rộng và đang cạn dần (xuất khẩu tài nguyên, nông phẩm, vốn nước ngoài và năng suất gia tăng do tình thần làm chủ của người lao động được nâng lên nhờ thay đổi sở hữu…) mà chưa coi trọng các nhân tố phát triển bề sâu (năng suất, hiệu quả nhờ phát triển khoa học-kỹ thuật, nguồn tiết kiệm trong nước…). Tư tưởng “ăn xổi”, kinh doanh chụp giật vẫn đè năng lên đa số các nhà đầu tư trong nước lẫn một bộ phận ngoài nước, thậm chí cả trong dân chúng, lẫn một bộ phận các nhà quản lý. Cơ chế chung của nền kinh tế vẫn còn đậm nét cơ chế hao phí: hao phí lao động, hao phí nguyên vật liệu, hao phí tín dụng, chất xám, hao phí tài sản công và tài nguyên quốc gia. Tiêu dùng vẫn được đặt cao hơn tích luỹ phát triển sản xuất…

PHẦN III

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam (Trang 40 - 45)