Tiết kiệm của khu vực dân cư

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam (Trang 28 - 31)

I. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC 1 Tiết kiệm của Chính phủ

3. Tiết kiệm của khu vực dân cư

Nguồn tiết kiệm của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Hiện nay Việt Nam có khoảng 15 triệu hộ gia đình với thu nhập bình quân 1.500-2000 USD/hộ/năm. Nhiều hộ gia đình là những đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với những nguồn thu nhập mà Nhà nước khó có thể kiểm soát được, kể cả đối với hộ gia đình có đăng ký

kinh doanh cũng như không có đăng ký kinh doanh. Vì vậy, cần căn cứ vào cơ cấu lứa tuổi của dân cư và tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập để có chính sách ưu tiên thích hợp. Việc gia tăng thu nhập và gia tăng tỷ lệ lực lượng lao động (có việc làm)/tổng số dân cư có thể thúc đẩy gia tăng tiết kiệm.

Theo điều tra và ước tính của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng cục Thống kê, nguồn vốn trong dân hiện có từ 6-8 tỷ USD, trong đó:

•44% để dành của dân là mua vàng, ngoại tệ

•20% để dành của dân là để mua nhà đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt

•17% để dành của dân là gửi tiền tiết kiệm, chủ yếu là loại ngắn hạn

•19% để dành của dân là dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư, chủ yếu là ngắn hạn

Như vậy, chỉ có khoảng 36% vốn hiện có trong dân được huy động cho đầu tư phát triển. Nếu tính theo hàng năm, mức huy động vốn trong dân năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể :

Năm Mức huy động (tỷ đồng)

Mức tăng so với năm trước % 1991 6430 181,4 1992 10.864 170 1993 13000 120 1994 17000 130 1995 20000 117,7 1996 24000 120,6 1997 28000 116,7

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 4/1999 trang 4.

Tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư là tương đối cao. Theo các nhà hoạch định chính sách thì giai đoạn 1996-2000, tỷ lệ tiết kiệm của dân cư đạt khoảng 15% GDP, song chỉ được 1/2 số đó được huy động cho đầu tư, trong khi đó,

thời kỳ 1996-1997, chúng ta mới chỉ huy động được xấp xỉ 7,8% GDP cho đầu tư trực tiếp và gián tiếp, đạt 52% tổng số nguồn tiết kiệm.

Tuy nhiên, giá trị huy động vốn thực tế so với lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất thấp. Một cuộc điều tra cách đây chưa lâu cho thấy, đồng tiền tích luỹ của tư nhân nước ta được huy động thông qua các tổ chức tài chính chỉ chiếm 11,8%, còn lại là tích luỹ dưới dạng các loại tài sản khác. Đi sâu vào thì thấy, trong khi tầng lớp có thu nhập cao nhất của xã hội chỉ đưa được 12,3% khoản tích luỹ của mình vào các tổ chức tài chính thì lại giữ dưới dạng tiền mặt, vàng và mua sắm nhà cửa tới 82,1%. Với tầng lớp có thu nhập thấp nhất xã hội, khoản tiết kiệm của họ chủ yếu nằm dưới dạng thóc, gạo, hoa màu và các hình thức khác, còn gửi vào tiết kiệm chỉ được 9,3% khoản tích luỹ.

Thực tế trên cho chúng ta thấy rõ được sự đóng góp của dân cư trong thời gian qua. Nhưng để huy động được nguồn vốn của dân cư có kết quả tốt thì nhà nước cần có chủ trương, chính sách, cơ chế đúng đắn, tổ chức thực hiện nghiêm túc, củng cố lòng tin của dân để nhân dân tin tưởng bỏ vốn đầu tư kinh doanh có hiệu quả. Việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tiết kiệm của dân cư bằng cách khuyến khích tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhằm tăng tỷ lệ đầu tư trực tiếp và gián tiếp của dân cư sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn nói chung (người có vốn đầu tư có điều kiện thuận lợi và hiệu quả nhất “gặp gỡ” trực tiếp với người có nhu cầu đầu tư hoặc là một). Nếu chúng ta không có những chính sách đầu tư thoả đáng thì chỉ một phần tiết kiệm của dân cư sẽ được huy động vào tín dụng, còn một phần sẽ bị “đông cứng” dưới dạng “tiền trong hầu bao”, “tiền gối đầu giường” hoặc chủ yếu dùng để mua sắm những tài sản không có khả năng sinh lời hoặc sinh lời không đáng kể. Do đó, ngoài việc tạo điều kiện, hành lang pháp lý thuận lợi, Nhà nước cần tập

trung đầu tư vào những dự án, công trình mang tính hướng dẫn, phụ trợ và hỗ trợ nguồn vốn trong trường hợp cần thiết, nhằm nâng dần tỷ lệ đầu tư trực tiếp và gián tiếp trong tổng nguồn tiết kiệm dân cư.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w