Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng:

Một phần của tài liệu Huy động vốn phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 54 - 55)

II. Giải pháp

1. Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng:

Từ năm 1995, quỹ bảo lãnh tín dụng đã hoạt động thí điểm ở Bắc Giang giữa ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và trung tâm tư vấn

lãnh tín dụng giữa NH Công Thương Việt Nam và ngân hàng cân đối Đức với giá trị 1 triêu DEM. Từ những kinh nghiệp khả quan bước đầu đó Chính Phủ đã ra nghị định số 90/2001/10-CP đáp ứng được yêu cầu về thành lập quỹ tín dụng, và chúng ta nên nhanh chóng thành lập quỹ này để đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xuất phát từ tình thình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên là một tổ chức trung gian giữa NH và DN, là một định chế tài chính phi lợi nhuận, nằm trong hệ thống NH và chịu sự giám sát của NHNN.

Nguyên lý cơ bản của quỹ bảo lãnh tín dụng là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vay ngân hàng với sự bảo lãnh của quỹ tín dụng. Quỹ là người trung gian đắc lực giữa ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thẩm định dự án của doanh nghiệp để kiến nghị NH cho vay. Quỹ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay cong thiếu thế chấp và trả nợ thay cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ. Để được bảo lãnh doanh nghiệp phải nộp lệ phí bảo lãnh cho quỹ (mức phí thí điểm vừa qua là 1 – 2% tổng vốn vay). Quỹ có thể chỉ bảo lãnh tối đa 70 – 80% vốn vay, phần còn lại là NH gánh chịu để nâng cao trách nhiệm thẩm định của ngân hàng.

Ngoài ra Nhà nước còn có thể hỗ trợ quỹ theo hướng:

- Nhà nước cung cấp vốn ban đầu, không hoặc có thể rút dần them mức tích luỹ vốn của quỹ.

- Nhà nước tái bảo lãnh miễn phí (một tỉ lệ bất ky) cho quỹ.

- Cũng cho vay ưu đãi (một tỷ lệ nhất định trên số dư bảo lãnh khi cần thiết).

Một phần của tài liệu Huy động vốn phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w