Thực trạng huy động các nguồnvốn trong nước

Một phần của tài liệu Huy động vốn phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 30)

III. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và

A. Thực trạng huy động các nguồnvốn trong nước

1. Tiết kiệm của Chính Phủ

1.1. Vốn đầu tư từ Ngân Sách Nhà Nước

Tổng số vốn đầu tư từ NSNN của 11 tháng năm 2009 ước tính đạt 128 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% kế hoạch năm, gồm có:

- Vốn trung ương quản lý đạt 53,6 nghìn tỷ đồng, bằng 94,6% kế hoạch năm, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 3325,7 tỷ đồng, bằng 112,6%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 9271,6 tỷ đồng, bằng 96,7%; Bộ Y tế đạt 965,3 tỷ đồng, bằng 95,5%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 732,7 tỷ đồng, bằng 95,4%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 493,6 tỷ đồng, bằng 91,7%; Bộ Công Thương đạt 200,7 tỷ đồng, bằng 84,3%; Bộ Xây dựng đạt 605,5 tỷ đồng, bằng 67,1%.

- Vốn địa phương quản lý đạt 74,3 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Thừa Thiên- Huế đạt 1353,2 tỷ đồng, bằng 126,7%; Thái Bình 962,5 tỷ đồng, bằng 123,6%; Đà Nẵng 3329,8 tỷ đồng, bằng 100,7%; Nghệ An 1376 tỷ đồng, bằng 99,8%; Bắc Ninh 1203 tỷ đồng, bằng 99,8%; Hải Phòng 1623,7 tỷ đồng, bằng 97,7%; Lâm Đồng 1386,8 tỷ đồng, bằng 97,2%; Ninh Thuận 680,8 tỷ đồng, bằng 94,6%; An Giang 749,7 tỷ đồng, bằng 93,7%.

Nguồn vốn đầu tư từ NSNN nhìn chung là tăng dần trong các năm tiếp theo nhưng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì tỷ trọng này lại giảm. Nếu như trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 525.000 tỉ đồng, chiếm 53% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thì đến nay vốn đầu tư thuộc

ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm 2009 là 161 nghìn tỷ đồng, tăng gần 63% so với thực hiện năm 2008, tăng 42,7% so với kế hoạch năm, nhưng chỉ chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.. Sở dĩ xuất hiện thực trạng này là do lượng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đang ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức quốc tế WTO. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng, bằng chứng là nguồn vốn này vẫn chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng các nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước(đến năm 2008 chiếm56,7%, tăng 2,5% so với năm 2007)và tỉ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước hiện nay vẫn vào khoảng 22 %.

Chi ngân sách có xu hướng tăng đều qua các năm, đặc biệt chính phủ luôn dành sự ưu ái chi cho đầu tư phát triển. Năm 2007, tổng số vốn NSNN chi cho hoạt động đầu tư phát triển là 112.160 tỉ đồng, tăng 23.849 tỉ đồng so với năm 2006 và tỉ lệ chi cho đầu tư phát triển qua các năm gần như luôn giữ ổn định ở xấp xỉ 28-29%. Trong đó, chi cho xây dựng cơ bản là chủ yếu. Điều này có lợi song cũng có hại. Một mặt, chi cho xây dựng cơ bản nhằm phục phụ phát triển đời sống của nhân dân, song nếu đầu tư cho khu vực này tăng quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi cho giáo dục, an sinh xã hội và các ngành nghề khác, bên cạnh đó góp phần làm giảm hiệu quả đầu tư vào các nghành trực tiếp tạo ra của cải vật chất, làm gia tăng GDP.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư từ NSNN chủ yếu tập trung vào đầu tư cho các dự án xây dung cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ cho nguồn vốn tín dụng Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia…Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chủ yếu là các dự án giao thông, thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên, các công trình văn hoá, xã hội, giáo dục y tế, phúc lợi công cộng, nghiên cứu khoa học, quốc phòng an

những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, đã dành nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp khả năng về vốn còn hạn hẹp như doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chính sách miễn giảm thuế, đồng thời quan tâm đầu tư hơn cho vùng nghèo, xã nghèo vùng đồng bào dân tộc.Tuy nhiên trên thực tê cho thấy,rất ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do một số yếu tố như u y tín trên thương trường cũng như thương hiệu của các doanh nghiệp này chưa lớn. Mức độ rủi ro trong kinh doanh còn cao; trong khi đó, các nước vẫn còn có thói quen phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ, chưa thực sự tạo ra môi trường bình đẳng, thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp. Nói tóm lại, việc có được nguồn thông tin đầy đủ và được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với doanh ngiệp vừa và nhỏ thường khó khăn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Mặt khác, nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng chủ yếu đầu tư cho các vùng trọng điểm kinh tế xã hội, còn các khu vực kinh tế chưa phát triển cũng không được coi trọng nhiều.

Vốn đầu tư phát triển từ NSNN tham gia trực tiếp đồng thời hỗ trợ vốn, làm “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh.

Việc gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN, thực hiện thâm hụt ngân sách không vượt chi cho đầu tư phát triển khẳng định xu hướng tiết kiệm trong các chi tiêu từ NSNN. Đây sẽ vẫn là nguồn vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tăng trưởng kinh tế – xã hội cảu đất nước. Do vậy, mở rộng thái quá nguồn vốn đầu tư này sẽ hạn chế và làm thui chột các khả năng của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN thường có hiệu quả kinh tế trực tiếp tương đối thấp, thường ít năng động nênviệc sử dung nguồn vốn này cần phải được cân

vực quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế, mang tính địnhhướng cho toàn bộ nền kinh tế, mà các thành phần kinh tế không đủ năng lực đầu tư, hoặc đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cao.

1.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Trước năm 1996, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có xu hướng tăng song tăng không đáng kể, dao động trong giá trị trung bình 2.854 tỷ đồng. Tuy nhiên, chuyển sang giai đoạn 1996-2000 vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đã có bước tăng trưởng đáng kể, năm 1996 là 7.640 tỷ đồng và đến năm 2000 con số này đã là 17.620 tỷ đồng. Vốn trung bình giai đoạn 1996-2000 là 12.442 tỷ đồng, tăng đến 4,4 lần so với thời kỳ 1991-1996. Tính cho đến nay, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước năm 2009 đạt kế hoạch, khoảng 50.000 tỉ đồng và chiêm khoảng 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Tuy nhiên, xét theo cơ cấu của nguồn vốn tín dụng này thì các doanh nghiệp nhà nước là các đối tượng được hưởng tín dụng nhiều hơn. Nguyên nhân là do vẫn còn có sự phân biệt và chưa bình đẳng trong vay tín dụng, thuê đất ... nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp trong cả nước nhưng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp này chỉ chiếm gần 30% tổng số vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 5 tỷ đồng. Sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng nhìn chung các doanh nghiệp mới có số vốn đăng ký trên dưới 1 tỷ đồng, quy mô sản xuất còn bé. Các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có và vay trên thị trường tài chính phi chính thức, ít tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng chính thức của các ngân hàng và tổ chức tín dụng do không đảm bảo được các điều kiện cần thiết và không có tài sản thế chấp. Theo số liệu

và nhỏ có khả năng tiếp cận vốn, 35 % khó tiếp cận và 33% không thể tiếp cận được nguồn vốn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu huy động qua các kênh như người thân, hay các kênh phi chính thức như vay với lãi suất cao, vay nóng. Điều này đã vô hình tạo ra sự phân biệt và làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và vỏ, bởi lẽ thiểu hụt về vốn sẽ làm giảm cơ hội đầu tư.

Theo Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT, cả nước hiện có 453.800 DNNVV, chiếm 97% tổng số DN trên cả nước. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số vốn đăng ký của DNNVV năm nay giảm mạnh so với năm 2008 (từ mức 569.500 tỷ đồng năm 2008 xuống còn 430.600 tỷ đồng). Để hỗ trợ DNNVV phát triển, Chính phủ đã thực hiện những chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho khối DN này phát triển.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây tác động tiêu cực đến Việt Nam, Chính phủ đã kịp thời ban hành những giải pháp tài chính, hỗ trợ DNNVV vượt qua khó khăn: thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) hỗ trợ DNNVV; thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho DN vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ 50% lãi suất khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội...

Tính từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp đã được giảm và hoàn hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế. Những chính sách cụ thể và kịp thời của Chính phủ đã giúp các DNNVV từng bước vượt qua khó khăn.

1.3. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước

DNNN vẫn đóng góp một lượng lớn vào GDP của nền kinh tế, nộp ngân sách chiếm 40% tổng thu của ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho trên 1,9 triệu người. Một số sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước có đóng góp chủ yếu vào cân bằng hàng hoá của nền kinh tế như: xi măng, dầu khí, bưu chính viễn thông…Theo số liệu thống kê thì năm 2008, tống số vốn đầu tư từ doanh

động trong nước.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.

2. Tiết kiệm của khu vực dân cư

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích luỹ truyền thống, nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt… Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực tế phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỉ đồng và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư.

Với khoảng 15 triệu hộ gia đình đóng góp khoảng 1/3 GDP, trong giai đoạn 1996-2000 tiết kiệm của khu vực dân cư chiếm khoảng 15% GDP và hiện nay ngày càng tăng.Trên thực tế, đây là một kênh huy động vốn khá hiệu quả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần được thành lập dưới dạng các công ty cổ phần, các công ty tư nhân hay trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy nguồn vốn chính cua họ huy động từ việc tiết kiệm tiêu dung của dân cư.Theo thống kê thì đến trên 50% các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động vốn từ người than và bạn bè. Nhiều hộ gia đình đã thực sự trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.

3. Nguồn vốn tín dụng của các ngân hang thương mại

nhỏ luôn được xem là đối tượng khách hàng tiềm năng của các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP). Theo khảo sát của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), hiện có đến 74,4% DN vừa và nhỏ gặp khó khăn về thủ tục và tài sản đảm bảo khi vay vốn, 30% gặp khó khăn về hạn mức và thẩm định giá...Một số liệu thống kê khác của ngân hàng Công Thương- Vietin bank, lượng tiền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay luôn đạt trên 50% tổng dư nợ của ngân hang.

Có thể nói nguồn tín dụng của các NHTMCP là chiếc phao cứu sinh cho tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê cho thấy trên thực tế chỉ có khoảng 10% các đơn xin vay vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là được chấp thuận. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi có nhu cầu phát triển, họ thường chỉ huy động vốn từ bạn bè, người thân, thậm chí cả vốn vay nặng lãi bên ngoài, còn việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng rất khó khăn. Các chuyên gia ngân hàng nhận định, do môi trường kinh doanh ở phần lớn doanh nghiệp này còn nhiều rủi ro, tính khả thi của phương án và dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cao, cách tổ chức quản lý và điều hành chưa chuyên nghiệp, các báo cáo tài chính không đầy đủ và thiếu minh bạch nên các ngân hàng rất ngại rót vốn.

Mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng là cho vay dựa trên tính hiệu quả của dự án kinh doanh. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả nhờ áp dụng phương pháp quản lý - kinh doanh hiện đại, có chiến lược phát triển lâu dài. Không ít nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến liên kết, liên doanh, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển mặt hàng hoặc mở rộng thị trường… Đó là những đối tượng mà các ngân hàng nhắm đến.

Năm 2004, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn của các ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Trong cơ cấu tín dụng, nhiều ngân hàng đã tập

các doanh nghiệp quốc doanh. Điển hình như các ngân hàng Incombank, Á Châu, Đông Á, Ngân hàng TMCP Sài Gòn…

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh đều ở trong tình trạng thiếu vốn ban đầu và thiếu vốn cho quá trình phát triển doanh nghiệp nhưng không có nguồn cung ứng vốn.Cố gắng đi tìm tiếng nói chung,một số các ngân hàng ngày càng tạo nhiều thuận lợi cho Doanh Nghiệp như ra hạn ra mức tín dụng để cho DN vừa và nhỏ vay, lãi suất ưu đãi hay cho vay 80% giá trị tài sản thế chấp nếu DN vừa và nhỏ thế chấp bằng bất động sản; 65% giá trị tài sản đảm bảo khi thế chấp bằng động sản... Bên cạnh, ngân hàng còn đa dạng các tài sản đảm bảo để phù hợp với các loại hình hoạt động của DN vừa và nhỏ. Đặc biệt, ngân hàng thanh giản tối đa những thủ tục xét duyệt, thẩm định, giải ngân... nhằm giảm thời gian giải quyết hồ sơ xuống 3 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. Ngoài việc giải quyết hồ sơ vay nhanh chóng từ 3 - 5 ngày để giúp DN không bị lỡ cơ hội kinh doanh, một số ngân hang còn chủ động nghiên cứu ngành nghề, tập quán kinh doanh, khó khăn và nhu cầu của DN để thiết kế những sản phẩm phù hợp.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng nước ngoài như Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Việt Nam (HSBC) hay ANZ cũng triển khai dịch vụ thấu chi hoặc hạn mức tín dụng ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động cho các Doanh Nghiệp. Đối với hình thức thấu chi, tiền lãi tính trên số tiền đã giải ngân và

Một phần của tài liệu Huy động vốn phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w