Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 37 - 49)

triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn

2.2.1. Cơ sở pháp lý

Hoạt động cho vay tiêu dùng của Việt Nam ra đời vào khoản năm 1994, lúc này hoạt động chịu sự điều khiển của Quyết định 18/QĐ-NH ngày 16/02/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ban hành “thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng” trong đó quy định được vay chỉ có cán bộ công nhân viên chức Nhà nước.

Tiếp đó là Luật các tổ chức tín dụng (01/10/1998) quy định việc cho vay có tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay và việc vay không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng theo quy định của Chính phủ. Ngày 29/12/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP kèm theo 2 văn bản hướng dẫn là văn bản số 34/CV- NHNN1 (07/01/2000) và văn bản số 98/CV-NHNN1 (28/01/2000), cho phép các tổ chức tín dụng cho vay bằng tín chấp đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình nghèo.

Quyết định số 1672/2001/QĐ-NHNN1 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành (sau được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN1) quy định quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Quy chế này có những quy định được đánh giá là có độ mở rất cao giúp các Ngân hàng mở rộng hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh…như điều kiện vay vốn đã được nới lỏng hơn khách hàng chỉ cần có năng lực pháp lý và hành vi dân sự, mục đích sử dụng vốn hợp lý, hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết…

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn ban hành một số văn bản khác để tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho các tổ chức tín dụng trong kinh doanh mà vẫn tuân thủ đúng pháp luật đó là: Bộ luật Dân sự 2005; Luật đất đai 2003; Luật nhà ở 2005; Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 13/12/2005 quy định về hoạt động ngoại hối; Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày

29/12/2006 về giao dịch có đảm bảo; Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP- BCA-BTC-TCĐC của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tổng cục địa chính ban hành để hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng; Quyết định số 493/2004/QĐ-NHNN (22/04/2005) của Thống đôc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng…

Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc BIDV cũng ban hàng một số văn bản quy phạm pháp luật trong nội bộ nghiệp vụ Ngân hàng như: Quyết định số 203/QĐ-HĐQT (16/07/2004) của Hội đồng quản trị BIDV về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng; Quy định số 1131/QĐ- QLTD1 (12/03/2009) của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và thời gian bảo lãnh; Quyết định số 4072/QĐ-PTSPBL1 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (15/07/2009) về trình tự thủ tục cấp tín dụng bán lẻ; Quyết định số 353/QĐ-HĐQT ngày 22/04/2010 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về ban hành Chính sách cấp tín dụng bán lẻ.

Chính nhờ các văn bản pháp lý, các quy định, thông tư hướng dẫn ngày càng rõ ràng và phù hợp mà hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn ngày càng phát triển.

2.2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn

Bảng 2.6: Quy trình cho vay tiêu dùng

Bước Quy trình cho vay tiêu dùng

1 Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn 2 Tiếp nhận và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ

3 Đánh giá, phân tích, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng 4 Quyết định cấp tín dụng

5 Đề xuất và quyết định giải ngân

6 Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ 7 Xử lý các phát sinh

8 Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ

- Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn

Cán bộ QHKH cá nhân tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để nắm bắt nhu cầu tín dụng và điều kiện của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong

từng hoản cảnh cụ thể. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp nhất.

Tùy theo quy định của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể mà cán bộ QHKH cá nhân sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu khách hàng cung cấp một lần để không gây phiền hà cho khách hàng và đảm bảo thời gian xử lý cấp tín dụng và giải ngân nhanh chóng, kịp thời.

- Tiếp nhận và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ

Cán bộ QHKH cá nhân trực tiếp tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng. Tiến hành kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ hợp lệ gồm có: Thông tin về khách hàng như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, nghề nghiệp, thu nhập… Hồ sơ về khoản vay theo quy định, hồ sơ đảm bảo tiền vay. Ngoài ra còn phải kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của thông tin trên bề mặt hồ sơ. Đối với các hồ sơ bản sao thì phải có bản gốc để đối chiếu, đảm bảo sự phù hợp thông tin giữa các hồ sơ.

Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng thì cán bộ QHKH cá nhân lập phiếu tiếp nhận hồ sơ.

- Đánh giá, phân tích, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng

Trên cơ sở bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, cán bộ QHKH cá nhân tiến hành nghiên cứu, đánh giá phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể như: thông tin khách hàng, năng lực tài chính khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn vay.

Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng, đối chiếu, đánh giá so với các điều kiện theo quy định của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể, cán bộ QHKH cá nhân sẽ lập báo cáo đề xuất tín dụng.

- Quyết định cấp tín dụng

Trình tự quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay không qua thẩm định rủi ro tại Chi nhánh: Nếu đồng ý cho vay thì lãnh đạo phòng QHKH cá nhân sẽ ký phê duyệt đề xuất tín dụng, còn nếu không cho vay thì sẽ cho ý kiến và chuyển lại cho cán bộ QHKH cá nhân thông báo cho khách hàng.

Trình tự quyết định cấp tín dụng với khoản vay qua thẩm định rủi ro: Phòng QHKH cá nhân sẽ gửi phòng QLRR thực hiện thẩm định đánh giá rủi ro và phê duyệt cấp tín dụng. Khi đã được cấp thẩm quyền quyết định cho vay thì cán bộ QHKH cá nhân sẽ soạn thảo hợp đồng và thực hiện thủ tục liên quan. Sau đó cán bộ QHKH cá nhân cùng với khách hàng ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định hiện hành.

Cán bộ QHKH cá nhân hướng dẫn khách hàng lập bản kê rút vốn và đề xuất phương thức giải ngân một lần hay nhiều lần. Sau đó chuyển giao hồ sơ cho phòng DVKH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cán bộ DVKH hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, kiểm tra sự phù hợp về nội dung, thông tin khách hàng và sự khớp đúng giữa các hồ sơ chứng từ. Nếu phù hợp, cán bộ DVKH thực hiện giải ngân theo yêu cầu của khách hàng.

- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ

Cán bộ QKKH cá nhân chịu trách nhiệm thường xuyên hay định kỳ theo dõi, đánh giá quá trình vay và sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra TSĐB theo quy định về giao dịch đảm bảo trong cho vay hiện hành của BIDV và thực hiện đánh giá lại giá trị TSĐB theo quy định. Thực hiện phân loại nợ và thông báo cho phòng QTTD để tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của BIDV để phòng ngừa bất kỳ vấn đề tiêu cực nào xảy ra.

Cán bộ QTTD có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình trả nợ gốc, trả lãi vay của khách hàng. Còn cán bộ QHKH cá nhân thì phải chủ động chăm sóc, đôn đốc khách hàng trả nợ, đảm bảo không để nợ quá hạn xảy ra. Trong trường hợp thu nợ tự động thì phải thường xuyên theo dõi hệ thống xem có lỗi gì không và xem xét tài khoản tiền gửi của khách hàng có đủ để trả nợ không, nếu không đủ phải thông báo ngay cho khách hàng.

- Xử lý các phát sinh

Tiến hành điều chỉnh tín dụng khi khách hàng có nhu cầu hoặc khi bộ phận QHKH chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, TSĐB hoặc các thông tin cảnh báo của bộ phận QLRR.

Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn nhưng có Giấy đề nghị cơ cấu lại thời gian trả nợ và được đánh giá có khả năng trả nợ trong kỳ tiếp theo hoặc trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì cán bộ QHKH cá nhân lập báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời gian trả nợ trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ và không được xem xét cơ cấu lại thời gian trả nợ thì cán bộ QHKH cá nhân chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, đồng thời phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ QHKH cá nhân phối hợp với cán bộ QTTD và cán bộ DVKH đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng. Cán bộ QTTD thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn

2.2.3.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng

Để phù hợp thỏa mãn tất cả các nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, Chi nhánh đã cung cấp các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong phú. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà Chi nhánh đang cung cấp hiện nay:

- Cho vay cán bộ công nhân viên

Khách hàng vay vốn là các cán bộ công nhân viên đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước hoặc các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân… đóng trụ sở trên cùng tỉnh, thành phố với Chi nhánh. Điều kiện vay vốn là cán bộ công nhân viên phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Có dự án, phương án làm kinh tế phụ gia đình khả thi hoặc có phương án trả nợ hợp lý nếu vay vốn phục vụ đời sống. Có thu nhập ổn định về tiền lương, trợ cấp hoặc thu nhập khác mà cán bộ công nhân viên được chi trả thường xuyên đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn.

Thời hạn cho vay phải phù hợp với thời hạn còn lại của Hợp đồng lao động của khách hàng. Lãi suất cho vay do Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định và chính sách lãi suất của Chi nhánh trong từng thời kỳ. Mức cho vay căn cứ vào thời hạn cho vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Cho vay mua xe ô tô

Khách hàng vay vốn là cá nhân đang sinh sống thường xuyên hoặc làm việc. kinh doanh trên địa bàn Chi nhánh. Điều kiện vay vốn là: Người vay vốn hoặc bố, mẹ, vợ, chồng, con của người vay vốn phải đứng tên chủ sở hữu xe ô tô đó. Người vay phải có mức thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay và phải có mức vốn tự có tối thiểu bằng 35% giá thị xe. Ô tô phải mới 100% hoặc ô tô cũ nhập khẩu lần đầu sử dụng không quá 5 năm. Xe phải có giấy tờ chứng minh rõ nguồn gốc, hợp pháp theo quy định và phải được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Mức cho vay tối đa là 65% giá trị xe, thời gian cho vay tối đa đối với xe mới là 5 năm, đối với xe cũ là 3 năm. Lãi suất cho vay do khách hàng và Chi nhánh thỏa thuận theo chính sách lãi suất của Chi nhánh trong từng thời kỳ.

- Cho vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân

Khách hàng là các cá nhân hiện đang sinh sống, làm việc trên cùng địa bàn với Chi nhánh và đã được Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi cho phép chi quá số tiền có trên tài khoản tiền gửi mở tại Chi nhánh để thực hiện nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Để được cấp hạn mức thấu chi thì khách hàng phải đảm bảo các điều kiện về tài khoản tiền gửi cá nhân , thu nhập…khách hàng có thể sử dụng thấu chi bằng cách rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán từ máy ATM/POS bằng thẻ ATM của BIDV tại quầy giao dịch của Chi nhánh hoặc tại điểm giao dịch buôn bán chấp nhận thẻ ATM của BIDV.

Căn cứ vào mức thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng thì hạn mức thấu chi có thể bằng 5 tháng thu nhập trung bình hoặc bằng 50 triệu đồng. Ngoài ra hạn mức thấu chi còn có thể xác định dựa trên tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo. Thời hạn hạn mức thấu chi phải phù hợp với hợp đồng lao động của khách hàng và tối đa không quá 12 tháng. tài sản đảm bảo có thể là kỳ phiếu, trái phiếu, do các tổ chức tín dụng phát hành, công trái Chính phủ hoặc giấy tờ có giá và sổ tiết kiệm do BIDV phát hành.

Lãi suất cho vay thấu chi do khách hàng và Chi nhánh thỏa thuận phù hợp với chính sách lãi suất của BIDV trong từng thời kỳ. Lãi suất quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất trong hạn và tiền lãi được tính theo ngày trên cơ sở số ngày thấu chi thực tế. Phí cấp hạn mức tối đa là 100.000đ và được thu một lần khi cấp. Phí gia hạn mức tối đa bằng 50% phí cấp hạn mức thấu chi. Nợ lãi được trả vào ngày cuối cùng hàng tháng và được tự động hạch toán thu nợ từ tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh.

- Cho vay hỗ trợ nhu cầu về mua sắm nhà ở, đất đai

Khách hàng là các cá nhân hiện đang sinh sống, làm việc trên cùng địa bàn với Chi nhánh. Điều kiện vay vốn là: Người vay vốn hoặc bố, mẹ, vợ, chồng, con của người vay vốn phải đứng tên chủ sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở mà Ngân hàng cho vay vốn để mua, xây dựng mới, cải tạo. Khách hàng phải có thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn và phải có mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% giá trị nhà, đất. Đối với đất ở thì phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh là đất ở và được phép chuyển nhượng theo quy định của Luật đất đai và không phải đất thuộc diện quy hoạch,

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 37 - 49)