Khối QHKH Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối QLNB Khối trực thuộc
Phòng QHKH Phòng QLRR Phòng QTTD DVKH Phòng QL và DVKQ BP TTQT TCKT TCHC KHTH-Điện toán 4 Phòng giao dịch
hình thực tế tại Chi nhánh. Triển khai mô hình tổ chức của Chi nhánh theo phê duyệt của BIDV, quản lý cán bộ (nhận xét, đánh giá, bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật). Trực tiếp thực hiện, quản lý tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động theo quy định của BIDV. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi – đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. Quản lý, sử dụng con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, Nội quy cơ quan và các quy định thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý. Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi nhánh.
Phòng Quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. Trực tiếp tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của Ngân hàng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.
Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng: Trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định, quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng, thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt, thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của phòng Quản trị tín dụng, phòng Quan hệ khách hàng, trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ .Phối hợp với phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ thực hiện tiếp quỹ các máy ATM tại địa bàn Thành phố. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tổ thẻ ATM, POS/EDC. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế, chuyển tiền thanh toán biên mậu trong hạn mức được
giao. Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại.
Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện việc xử lý nợ xấu.
Phòng Kế hoạch tổng hợp – Điện toán: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp (tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh). Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi…) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định… Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh.
Phòng Tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh theo qui trình luân chuyển và kiểm soát chứng từ. Đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của Ngân hàng và khách hàng thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính của các đơn vị trong Chi nhánh
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Lạng Sơn
Mọi ngành nghề kinh doanh đều lấy khách hàng làm trung tâm và ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khách hàng là người bạn đồng hành, là yếu tố quan trọng quyết định quy mô hiệu quả chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn hoạt động theo nguyên tắc "khách hàng là người sử dụng trực tiếp tiền vay và các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp". Nếu khách hàng có uy tín, có năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả thì mới có thể trả nợ vốn vay cho Ngân hàng và sử dụng vốn đúng mục đích.
Để tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giám đốc ngân hàng đã từng bước giao quyền tự chủ, uỷ quyền phán quyết cho các phòng giao dịch nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong quyền hạn cho phép. Thực hiện trả lương theo mức độ hoàn thành công việc. Để khích lệ, động viên tinh thần làm việc nhiệt tình và có hiệu quả, Giám đốc đã có chính sách động viên khen thưởng kịp thời quan tâm đào tạo và giúp đỡ những cán bộ còn yếu về nghiệp vụ... Từ đó tạo sự đoàn kết gắn bó trong toàn ngân hàng, phát huy sức mạnh tổng hợp cùng nhau đưa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn ngày càng phát triển, phấn đấu là một ngân hàng vững mạnh, có vị thế trong hệ thống.
Trên cơ sở từng bước đưa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng xâm nhập vào thị trường. Cho đến nay, các sản phẩm của ngân hàng đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường. Hiện nay lượng khách hàng của Ngân hàng lên tới 24.961 khách hàng. Trong đó, khách hàng tiền gửi là 22.826 và khách hàng tiền vay là 2.135 với doanh số thu lãi là 272 tỷ đồng, chi trả lãi tiền gửi tiền vay 139 tỷ đồng, thu từ dịch vụ khác là 12,2 tỷ đồng. Đi đôi với việc xây dựng chính sách khách hàng hợp lý cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú tới khách hàng thì việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp và chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên "có tâm, có tài" cũng được ngân hàng quan tâm. Song ngoài việc chú trọng các yếu tố trên thì để đạt được hiệu quả tối ưu trong hoạt động ngân hàng cần phải có hệ thống công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, từ khi thành lập, cùng với các ngân hàng khác trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, Chi nhánh Lạng Sơn đã thực hiện hiện đại hoá ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh và quyết định sự thành công của Ngân hàng.
2.1.2.1. Công tác huy động vốn
Với phương châm "đi vay để cho vay" ngân hàng phải tăng trưởng mạnh về nguồn vốn nhằm chủ động vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của mình. Mặt khác, còn huy động cho Hội sở đáp ứng nhu cầu vốn trong toàn hệ thống. Do vậy, công tác huy động vốn của ngân hàng có tính quyết định trên hai phương diện:
- Quy mô nguồn vốn huy động quyết định quy mô tín dụng và quy mô các dịch vụ khác.
- Hiệu quả, chất lượng của nguồn vốn huy động sẽ quyết định chi phí đầu vào và mức lợi nhuận của Ngân hàng.
Điều đó thể hiện cơ cấu của nguồn vốn hợp lý, phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn, tỷ trọng các loại nguồn vốn đặc biệt là tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán.
Với nền vốn khá lớn và chủ yếu là nguồn vốn dân cư lãi suất cao, trong khi các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn luôn huy động tiền gửi dân cư với lãi suất huy động thực tế cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước cho phép nên đã gây áp lực tăng lãi suất ngang bằng với các Ngân hàng thương mại cổ phần để giữ nguồn vốn và khách hàng.
Để giữ vững, duy trì nền vốn và phấn đấu tăng trưởng, Chi nhánh đã thường xuyên bám sát thị trường, địa bàn và khách hàng để điều chỉnh kịp thời lãi suất, đồng thời đẩy mạnh công tác tư vấn, chăm sóc và tiếp thị khách hàng, thường xuyên đổi mới tác phong giao dịch và nâng cao chất lượng phục vụ, đề ra các giải pháp về lãi suất, phù hợp với tín hiệu thị trường và đảm bảo hài hòa giữa lợi ích ngân hàng và khách hàng gửi tiền.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của các năm 2008 – 20010
(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2008, 2009, 2010 của Chi nhánh BIDV Lạng Sơn) Nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trưởng từ 230 tỷ đồng khi mới thành lập lên 1.453 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2009 và 1.640 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2010 (tăng hơn 600%). Việc huy động vốn bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng, trong khi đó vốn huy động bằng ngoại tệ tại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, dân cư vẫn chủ yếu lựa chọn tiền gửi bằng VNĐ do tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ thường hay biến động và lãi suất tiền gửi bằng VNĐ cũng cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ.
Theo thành phần kinh tế, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư tăng đều qua các năm nhưng tỷ lệ huy động từ các tổ chức kinh tế lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân có thể là do tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất giảm nhiều. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn cũng tương đối biến động, trong khi tiền gửi trung và dài hạn tăng trưởng đều qua các năm thì tiền gửi không kỳ hạn lại có sự thay đổi lớn
2.1.2.2. Công tác tín dụng
Tuy mới thành lập từ năm 2003 nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn đã có những nỗ lực và những định hướng, chính sách đúng đắn phù hợp với từng thời kỳ. Ngân hàng đã và đang mở rộng nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm như: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đồng tài trợ... Bằng VND, USD đối với tất cả các thành phần kinh tế, với mọi đối tượng: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ tư nhân cá thể. Đặc biệt Chi nhánh vận dụng linh hoạt các cơ chế ưu đãi đối với khách hàng lớn, thường xuyên củng cố duy trì mối quan
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Huy động vốn cuối kỳ 1.235 1.453 1.640
Tăng trưởng nguồn vốn huy động 15,3% 17,6% 13% 1. Nguồn vốn phân theo khách hàng
- Tiền gửi dân cư 719 908 1.097
- Tiền gửi tổ chức kinh tế 215 235 174
- Tiền gửi định chế tài chính 301 310 369 2. Nguồn vốn phân theo loại tiền
- Tiền gửi bằng VNĐ 1.138 1.339 1.591
- Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi) 97 114 49 3. Nguồn vốn phân theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn 207 255 206
- Tiền gửi dưới 12 tháng 637 697 882
hệ với khách hàng truyền thống, giữ vững khách hàng đã có và thu hút khách hàng mới trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu tín dụng năm 2008 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư % Số dư % Số dư %
1.Dư nợ 725 100 810 100 1.140 100
Nội tệ 693 95,6 767 94,7 1.056 92,6
Ngoại tệ 32 4,4 43 5,3 84 7,4
2.Theo thời gian 725 100 810 100 1.140 100
Ngắn hạn 270 37,2 289 35,7 318 27,9
Trung dài hạn 455 62,8 521 64,3 822 72,1
3.Theo khách hàng 725 100 810 100 1.140 100
Doanh nghiệp 566 78 633 78,1 919 80,6
Cá nhân, hộ gia đình 159 22 177 21,9 221 19,4
(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2008, 2009, 2010 của Chi nhánh BIDV Lạng Sơn) Tất cả những nỗ lực đó của Ngân hàng đã được chứng minh qua những con số cụ thể. Dư nợ của năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn đảm bảo được cơ cấu hợp lý theo đúng định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn. Cơ cấu tín dụng cũng có sự chuyển biến đáng kể, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng lên thay thế cho các khoản vay trung và dài hạn, mở rộng cho vay tới nhiều thành phần kinh tế trong đó cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn.
2.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn hướng tới nhưng bên cạnh đó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng thì Ngân hàng cũng mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ khác như: Thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền nhanh - Westion Union, kiều hối, giữ hộ tài sản, quyền chọn, dịch vụ rút tiền tự động (ATM)... Chính vì vậy doanh thu của ngân hàng ngày càng tăng lên. Năm 2006, Chi nhánh bắt đầu triển khai dịch vụ ATM, đến nay đã có kết quả khả quan với lượng khách hàng là 17.652 và ngày càng tăng.
Bảng 2.4: Doanh thu hoạt động dịch vụ các năm 2008 – 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Dịch vụ thanh toán 3,3 3,6 4,6
Dịch vụ bảo lãnh 0,7 0,8 1,2
Dịch vụ thẻ 0,4 0,4 0,5
Dịch vụ bảo hiểm 1,8 2 2,8
Kinh doanh ngoại tệ 1,4 1,6 2,5
Dịch vụ BSMS 0,4 0,4 0,5
Dịch vụ khác 0,2 0,2 0,3
Thu dịch vụ ròng 8,2 9,2 12,4
(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2008, 2009, 2010 của Chi nhánh BIDV Lạng Sơn) Tuy hoạt động dịch vụ tài ngân hàng có hướng tăng trưởng và năm 2010 đạt được kết quả rất khả quan với mức tăng 34,8% so với năm 2008 nhưng với tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu ở mức hơn 1% là một con số khiêm tốn. Tỷ lệ thu từ dịch vụ cao chính là yếu tố cơ bản giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của