+Thứ nhất: Quy trình cho vay còn tồn tại nhiều thiếu sót
Các cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn khi phải chịu áp lực về thời gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn. Chính những áp lực này đã vô tình làm cho các cán bộ tín dụng gặp nhiều thiếu sót. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, và từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, khiến kết quả thẩm định không được tốt. Bên cạnh đó, áp lực về thời gian còn có thể dẫn đến những thiếu sót trong quy trình cho vay như: Hồ sơ khách hàng, quá trình giải ngân, kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn...làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.
+Thứ hai: Trong thực tiễn tỷ lệ nợ quá hạn vẫn trong giới hạn cho phép, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thì vấn đề nợ quá
hạn luôn là yếu tố tiềm ẩn có tính thường trực, giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Ngày nay, số lượng các ngân hàng lớn đi kèm với tính cạnh tranh cao vì thế tỷ lệ nợ xấu phải được quan tâm đúng mực.
+Thứ ba: Vòng quay vốn là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả năng thu hồi nợ từ khách hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng. Vòng quay vốn của Nam A Bank còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Các chỉ số của Chi nhánh cho thấy vẫn còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả gốc và lãi, chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn trong các doanh nghiệp để có thể thiết lập nên một cơ cấu vốn tối ưu. Vòng quay vốn thấp còn cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn còn chưa tốt vì thế Ngân hàng cần có những biện pháp phù hợp để nâng cao vòng quay vốn.
+ Thứ tư: Ngân hàng thay đổi mức lãi suất cho vay chưa thật sự phù hợp với sự biến động của cung cầu về vốn trên thị trường. Vì thế mà chưa tạo được sự thoả mãn cho khách hàng khi vay vốn tại Ngân hàng.