Không gian diễn ra lễ hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương doc (Trang 71 - 75)

II. LỄ HỘI TƢỞNG NHỚ PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI Ở LÊ LỢI CHÍ LINH HẢI DƢƠNG 1 Thời gian tổ chức lễ hội.

2. Không gian diễn ra lễ hội.

Không gian diễn ra lễ hội là một không gian thiêng liêng, đó là những nơi mà người xưa đã lựa chọn thế đất đẹp, đã xây dựng những công trình kiến trúc nghệ thuật và mang mầu sắc tôn nghiêm như đình, chùa, miếu, lăng tẩm… để tổ chức lễ hội, mà còn là nơi lưu giữ những “di sản văn hoá vật thể” tồn tại qua chiều dài của thời gian lịch sử và cũng là nơi lưu giữ những “di sản văn hoá phi vật thể” như các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết… Không gian lễ hội tạo nên bản sắc văn hoá, nét riêng biệt của tín ngưỡng ở mỗi địa phương.

Đền Sinh, đền Hoá nằm trên địa phận của làng Yên Mô, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ trung tâm thị trấn Sao Đỏ (trung tâm của huyện) rẽ theo quốc lộ 37 khoảng 5km thì đến đền Sinh. Đền ở trên sườn núi Ngũ Nhạc, giữa rừng cây cảnh lâu đời và rừng thông đang thì sung sức. Cách đền Sinh khoảng 700m theo trục đường chính, đến ngã tư của làng rẽ trái thì đến đền Hoá.

Hai ngôi đền này được xây dựng rất sớm nhưng mới đầu nó rất đơn sơ, do nhân dân trong vùng góp vật liệu dựng lên. Đến thế kỷ thứ XIII, Trần Hưng Đạo lưu trú tại đây một đêm và được Thần báo mộng, sau khi dẹp xong giặc giã, ông đã cho xây dựng khang trang hơn trước. Đến thế kỷ XIX được trùng tu một lần nữa nhưng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nó cũng bị tàn phá nhiều. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng (1975), được sự quan tâm của Nhà nước, các sở, ban ngành quản lý văn hoá thì hai

hai ngôi chùa trở nên cổ kính. Trải qua mấy chục thế kỷ, hương khói không bao giờ tắt và ngày càng được tu sửa đẹp đẽ hơn.

Đền Sinh gồm hai phần, phần hậu cung và phần bái đường. Hậu cung dựa vào vách núi, trong hậu cung được chia ra thành các cung nhỏ như: Cung Mẫu (cung thờ Thánh Mẫu hoá đá), Cung Võng (cung có chiếc võng đào và một chiếc thuyền cạn, di chứng mà ngài đã giúp Trần Hưng Đạo), bên phải là Cung Đồng chính (là nơi đặt tượng Mẫu), bên trái là Cung Chúa ngũ phương (nơi đặt tượng Chúa ngũ phương). Từ hậu cung là một hành lang nối liền với bái đường. Bái đường thấp hơn so với hậu cung gồm năm gian nhà gỗ, lợp ngói âm dương, các kèo cột được trạm khắc tinh vi và ở hai bên bái đường là hai câu đối. Bên phải của bái đường là Ban thờ Phật, bên trái là Ban Mẫu địa, cạnh đó là Ban thờ Bác Hồ. Trước mặt bái đường là một chiếc sân gạch, có đặt một am hương bằng đá để khách thập phương về tưởng nhớ thắp hương tại đây. Từ đây đi xuống là một dải bậc xây bằng gạch, được che bởi những bóng đa cổ thụ quanh năm xanh tốt, phía dưới là cổng có hình chữ “Sơn”, đựơc xây cầu kỳ mang đậm dấu ấn của đạo Phật.

Đền Hoá cách đền Sinh 700m, từ đền Sinh đến đền Hoá là một con đường dải nhựa, đền Hoá nằm trên một mô đất cao nổi lên giữa một dải đồng bằng thuộc làng Yên Mô, so với đền Sinh thì đền Hoá có diện tích rộng và bằng phẳng hơn nhưng có ít bóng cây cổ thụ hơn. Đền cũng có hai phần, phần hậu cung và phần bái đường. Phần hậu cung có ngai của Thánh Phi Bồng được đặt trong một tháp cung sơn son thếp vàng, bên phải thờ Nam Tào, bên trái thờ Bắc Đẩu. Ngoài gian bái đường đặt 4 thanh kiếm cổ, trên cùng là tượng Phật Tổ, thứ tự đặt tượng các vua Lý Nam Đế, Lê Đại Hành, Chủ tướng Trần Hưng Đạo, bên phải thờ người anh hùng Chu Phúc Uy, bên trái là ban thờ của Thiền phái Trúc Lâm thờ Phật tổ đệ nhị Pháp Loa. Ngoài ra đền còn là một công trình kiến trúc mang đậm ảnh hưởng của Phật giáo, đền quay về hướng Đông, có các đường cong ở bốn góc của mái đền, mái đền được lợp ngói âm dương. Phía trong có các kèo cột được chạm, khắc tinh vi, treo rất

nhiều các hoành phi, câu đối bằng chữ Hán. Trước mặt bái đường là sân gạch rộng và thoáng có đặt một am hương để nhân dân đến thắp hương tại đây. Từ đây nhìn thẳng ra cổng là cửa tam quan, phía trước và phía sau đều có các câu đối chữ Hán ca ngợi công ơn của Đức Thánh Phi Bồng.

Đền Sinh, đền Hoá là nơi lưu giữ được nhiều những di vật cổ, đại tự, câu đối cổ, sắc phong của các đời vua, nhiều thi ca kim cổ và đồ thờ. Câu đối về Thánh Phi Bồng rất phong phú, câu đối thường súc tích và có nhiều điển tích, điển cố, hầu như được viết bằng chữ Hán. Chúng tôi ghi lại một vài câu đối do nhà Hán học Hoàng Giáp dịch:

Đền Sinh:

1.Hà Hải Chung Tinh Sơn Xuyên Dục Tú

(Sông biển hun đúc lên sự linh thiêng Núi sông tạo nên vẻ đẹp)

2.Thuỷ Cung Công Chúa

Đại Nam Hiển Thánh

(Công chúa ở Thuỷ cung Thánh linh hiển ở nước Nam)

3.Thạch Hoá Công Trung Nam Hiển Thánh

Chu Phi Ngàn Thượng Bắc Cầm Hồ

(Đá hoá (ngài) giữa trời Nam hiển Thánh Bay bốn phương trên bờ Bắc giết giặc Hồ) 4.Uy Phong Lẫm Liệt Bình Lương Tặc Quốc Sắc Tối Linh Thượng Đẳng Thần

(Đức Thánh oai phong lẫm liệt đánh tan Lương tặc Được vua ban sắc là tối linh “Thượng Đẳng Thần”) 5.Vạn Cổ Yên Mô Lưu Thánh Tích

Triệu năm con Hồng cháu Lạc khen ngợi công thần)

Đền Hoá:

1.Thiên Khai Sơn Thạch Tằng Sơn Bích Địa Tiếp Thuỷ Nguyên Lãng Thuỷ Thanh

(Thiên khai núi đá tầng núi biếc

Địa tiếp nguồn nước sóng nước trong xanh)

2.Ngũ Nhạc Uy Linh Thuỷ Đối Mai Hoa Trưng Thắng Cảnh

Yên Mô Hùng Vĩ Long Chầu Hổ Phục Hiển Linh Từ

(Núi Ngũ Nhạc linh thiêng thuỷ đối hoa mai phô thắng cảnh Đất Yên Mô hùng vĩ rồng chầu hổ phục tỏ đền thiêng ) 3.Thạch Xuất Đức Thánh Linh Đệ Nhất Thiên Hạ Vũ Trụ Đại Gia Danh Bá Đại Quốc Sư

(Đá sinh ra đức thánh Anh linh đệ nhất thiên hạ Vũ trụ đại gia Danh làm Bá đại quốc sư)

Ngoài ra ở đền Hoá còn có hai tấm bia đá cổ ghi lại nguồn gốc của đền được khắc vào năm 1941 (thời nhà Nguyễn). Bên cạnh đó còn có sắc phong cổ thời nhà Lê (thế kỷ X). Ngay ở gian bái đường có bia đá ghi lại công ơn của Đức Thánh Phi Bồng trợ giúp các chủ tướng trong công cuộc đánh thắng kẻ thù xâm lược. Ngay dưới tấm bia còn có thơ ghi nhớ công ơn của ngài:

Tạo hoá sinh ra dấu Thạch Bàn Ban cho Thiên Mẫu cứu nhân gian Khí thiêng tích tụ điềm may mắn Thánh tử ra đời đất nước an.

Cứ sắp đến ngày 8/5 âm lịch nhân dân địa phương và du khách bốn phương lại chuẩn bị thời gian về với lễ hội. Đúng ngày 8/5 sẽ làm lễ rước chính từ đền Hoá lên đền Sinh với ý nghĩa rước Đức Thánh lên thăm và vấn an Mẹ. Vì thế, không gian lễ hội đền Sinh, đền Hoá rất rộng ở cả nghĩa tâm linh và quy mô tổ chức.

Một phần của tài liệu Luận văn Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương doc (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)