II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI 1 Lƣợc đồ kết cấu truyền thuyết.
3. Quá trình biến đổi từ Nhiên thần đến Nhân thần.
Đầu tiên để thấy được sự biến đổi này chúng ta phải dựa vào nhiều yếu tố. Những yếu tố này có thể có tác động trực tiếp hay gián tiếp nhưng nó có sự dịch chuyển căn bản trong tâm thức của nhân dân. Nhìn ở góc độ của ngành văn hoá thì Nhân thần được coi là cơ bản, nhưng ở góc độ tín ngưỡng của người dân địa phương thì yếu tố Nhiên thần lại được coi là cơ bản. Đến thời điểm hiện tại (tháng 07 năm 2008) thì cả trên góc độ của người quản lý
văn hoá và người dân địa phương đã có sự thống nhất tương đối: Sự xuất hiện của Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái có trước (Thời Tiền Lý – thế kỷ thứ VI), quá trình chuyển dịch sang Nhân thần chỉ mang tính chất kết hợp trong những chặng đường lịch sử. Bởi vậy, đền Sinh, đền Hoá là sự phối thờ, mà thờ tự chính là thờ Nhiên thần.
Để hiểu một cách sâu sắc hơn về sự chuyển dịch này, chúng ta cần có cái nhìn, sự đánh giá khách quan, dựa trên cơ sở khoa học thực tế để thấy được tâm nguyện của người dân địa phương là hoàn toàn có căn cứ. Nguyễn Đổng Chi trong lời tựa Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có lý khi cho rằng: “Truyền thuyết phần nhiều chưa được xây dựng thành truyện. Nó mới chỉ là những mẩu chuyện”. Đầu tiên ta cũng phải hiểu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là tập hợp những mẩu chuyện kể được xâu chuỗi với nhau thành một hệ thống. Các mẩu chuyện này đã kết hợp với nhau tạo nên một truyện hoàn chỉnh theo trật tự thời gian hợp lý. Nhân thần Chu Phúc Uy trong lịch sử xuất hiện vào thế kỷ thứ VI (giúp vua Lý Nam Đế chống nhà Lương đô hộ, ông mất tại sông Thiên Đức – Việt Yên – Bắc Giang). Trong tấm bia khắc tại đền Hoá vào thời nhà Nguyễn (1941) thì Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái xuất hiện, sau đó Lý Nam Đế đến đây cúng tế mong thần trợ giúp. Rõ ràng việc một vị vua cúng tế Thần, Thánh sẽ hợp lý hơn so với việc cúng tế một vị tướng quân của mình trong việc trợ giúp.
Trước khi đền Sinh, đền Hoá được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia (1992), thì bài vị khắc thờ Nhiên thần. “Khi Phòng văn hoá huyện Chí Linh làm hồ sơ để Nhà nước chứng nhận thì Sở Văn hoá thông tin Hải Dương yêu cầu phải làm đền Sinh, đền Hoá thờ Nhân thần Chu Phúc Uy. Do có sự ràng buộc như vậy nên nguyên trưởng Phòng Văn hoá huyện Chí Linh là ông Lê Phúc đã trình bày nghiêng về yếu tố Nhân thần” (Nguyễn Văn Sông – Trưởng Ban quản lý Di tích huyện Chí Linh). Vì vậy, nên trong việc công nhận, thờ tự, lễ hội chưa có sự thống nhất. Trong Bảng nguồn gốc đặt tại
anh hùng Chu Phúc Uy (ông sinh ngày 5 tháng 5, mất ngày 11 tháng 8), nhưng lễ hội lại được tổ chức vào ngày 8 tháng 5 âm lịch (ngày Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái giáng hạ vào hòn đá làng Chi Ngại). Vấn đề thực sự sáng tỏ khi nhà Hán học Hoàng Giáp được Ban Quản lý di tích huyện Chí Linh đặt hàng trong việc biên dịch những văn bia được đặt tại đền Sinh, đền Hoá vào năm 2005. Cùng với việc biên dịch và cho ra đời cuốn Di sản Hán Nôm. Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn (NXB chính trị Quốc gia - 2006) thì mọi sự tranh luận trong việc thờ tự đã được giải toả. Đền Sinh (hay còn gọi là đền Mẫu Sinh) thờ mẹ Đá (tảng đá có hình hai vế đùi của người phụ nữ - là nơi mà trong truyền thuyết có nêu là Phi Bồng Nguyên soái sinh ra từ đây). Đền Hoá cách đền Sinh 700m, là nơi thờ Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái (cũng là nơi hoá về trời. Ngay ở mặt trước của cổng đền Hoá có hai câu đối viết bằng chữ Hán đã nói rõ về nguồn gốc thờ tự của ngôi đền: Câu đối bên tay phải khi đứng đối diện với cổng đền “Gia Phong Thượng Đẳng Thần” (Ban tặng cấp bậc Thượng Đẳng Thần), câu đối bên trái “Lý Triều Tướng Quân Từ” (Đền thờ tướng quân triều Lý). Đi vào trong đền nhìn ra ngoài cũng trên cổng đền của mặt sau cũng có hai câu đối được viết trang trọng bằng chữ Hán: “Thạch Hoá Sinh Thần” (Đá hoá sinh ra Thần) và “Hạo Thiên Phi Bồng Thánh” (Đức thánh Hạo Thiên Phi Bồng). Còn tại sao trong hai ngôi đền này trong dân gian vẫn truyền tụng người anh hùng Chu Phúc Uy? Trong các văn bia được đặt tại hai ngôi đền thì không có văn bia nào trình bày về người anh hùng Chu Phúc Uy. Trong quá trình điền dã, gặp gỡ các cụ cao tuổi trong làng thì họ đều cho rằng sự biến đổi từ Nhiên thần đến Nhân thần là văn hoá tưởng nhớ, ghi nhớ công ơn các anh hùng dân tộc trong các chặng đường lịch sử. Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ để đề cao tinh thần chống giặc ngoại xâm thì truyền thuyết anh hùng được đề cao, nên trong một thời gian nhất định, truyền thuyết về người anh hùng Chu Phúc Uy đã lấn át truyền thuyết về Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái.
Quá trình dịch chuyển từ Nhiên thần đến Nhân thần xét cho cùng cũng xuất phát từ tâm thức tốt đẹp của nhân dân ta. Nhưng nguồn gốc đích thực trong tâm linh vẫn lưu giữ từ đời này sang đời khác mà việc trả lại giá trị đích thực đó đã được các cấp, các ngành quản lý văn hoá thực hiện trong lễ hội năm vừa qua. Trong Diễn Văn khai mạc Lễ hội đền Sinh, đền Hoá năm 2008 đã khẳng định: “Đền Sinh thờ Đức Quốc Mẫu biểu tượng đá uy linh, hình người mẹ hoá thạch. Đền Hoá thờ Thần Phi Bồng Hạo Thiên tối linh Thượng – Thượng – Thượng đẳng thần. Để tưởng nhớ và ghi công một danh tướng tài ba của xứ Hải Dương (Chu Phúc Uy) đã có công giúp vua đánh giặc, làm sáng tên đất, tên người Yên Mô. Nhân dân nơi đây đã phối thờ ông trong đền Sinh, đền Hoá, đời nối đời hương khói thờ phụng”.
Trong kết cấu của truyền thuyết do có sự xâu chuỗi các mẩu chuyện nên nó đã tạo ra một kết cấu mở. Người kể chuyện có thể hội nhập các mẫu truyền thuyết lại thành một truyền thuyết dài hơn và cũng có thể tách ra thành các câu chuyện nhỏ. Khi tách ra, mỗi câu chuyện lại mang một ý nghĩa, một nội dung riêng. Chính kết cấu mở này mà sự co giãn trong chuỗi truyện, có thể có sự thêm thắt và du nhập các mẫu truyền thuyết mới, đồng đại hay lịch đại trong địa phương hoặc trên cả nước. Qua việc khảo sát Truyền thuyêt Phi Bồng Nguyên soái chúng tôi thấy có sự du nhập của các truyền thuyết khác và sự dịch chuyển mang tính tâm lý thời đại. Đó cũng là điều hết sức thú vị trong thể loại truyền thuyết, vừa mang tính bác học (khi đã được ghi chép thành văn bản) vừa mang tính dân gian (truyền miệng và có tính dị bản).