II. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
2. Hạ giá thành sản phẩm
Phòng kế toán cần xây dựng các định mức sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật công nghệ thực tế của công ty. Từ đó tính chính xác chi phí nguyên vật liệu chính làm cơ sở tính giá thành sản phẩm để định giá thích hợp
Công ty nên đầu tư đổi mới dây truyền sản xuất hiện đại mở rộng qui mô sản xuất. Tận dụng lợi thế về qui mô sản xuất tích cực giảm chi phí để hạ giá thành của sản phẩm. Giá thành thấp hơn so với các hãng khác nhưng sẽ đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó mà nâng cao được khả năng cạnh tranh của công ty
Bên cạnh đó công ty cần có chính sách khuyến mại giảm giá đặc biệt là áp dụng chiết khấu cao cho các đại lý có doanh thu cao và các đại lý mơí mở hoặc đang bán với những mặt hàng sơn khác có nhu cầu bán thêm sơn
Hạ giá thành sản phẩm nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp công ty có thêm nguồn lực tài chính bổ sung cho các hoạt động khác. Từ đó mà nâng cao tính cạnh tranh của công ty
Công ty tích cực giảm chi phí: Giảm chi phí mua sắm chỉ là một phần rất khiêm tốn trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Để đương đầu hiệu quả với cạnh tranh thì công ty cần phải tính toán cắt giảm chi phí không đáng có trong tất cả các hoạt động và tất cả các bộ phận trong công ty. Việc theo đuổi chính sách giá thấp so với các đối thủ cạnh tranh, xác định khách hàng chính của công ty là đối tượng có thu nhập thấp và trung bình, công ty sẽ phải liên tục thực hiện những biện pháp kiểm soát chi phí. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được lợi thế về chi phí và tận dụng được những cơ hội khi mà nhu cầu thị trường tăng cao