III. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần liên doanh GALATEX Việt Nam
2. Môi trường bên trong
2.1. Chất lượng đội ngũ lao động
Bảng 04: Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần GALATEX Việt Nam từ năm 2006 – 2008
Phân loại 2005 2006 2007 2008
(người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng số lao động 160 100 190 100 204 100 190 100 Theo giới tính Nam 152 95 178 93.68 180 88.23 164 86.3 Nữ 8 5 12 6.32 24 11.77 26 13.7 Theo hình thức lao động Lao động trực tiếp 130 81.25 154 81.05 163 79.9 152 80 Lao động gián tiếp 30 18.75 36 18.95 41 20.1 38 20
Theo trình độ
Trên đại học 7 4.38 7 3.68 9 4.41 10 5.26
Đại học, cao đẳng 142 88.75 154 81.05 160 78.43 150 78.95
Sơ cấp 11 6.88 29 15.26 35 17.16 30 15.79
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ của công ty cổ phần liên doanh GALATEX Việt Nam
Ta thấy qua số liệu trên về cơ cấu lao động theo giới tính thì lao động nam chiếm khoảng 90%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Trong nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi tính kiên trì cẩn thận và đòi hỏi nhiều về sức lực. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 thì tổng số lao động của công ty có xu hướng tăng nhưng đến năm 2008 thì có hiện tượng là giảm xuống.Điều này có thể lý giải là do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế nên công ty trong thời gian qua đã phải cắt bớt đi một số nhân lực nhằm giảm chi phí
Theo tính chất của lao động: Lực lượng lao động gián tiếp chiếm khoảng 19% trong tổng số lực lượng lao động. Tỷ lệ này cũng tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh sản xuất của công ty. Ta thấy rằng tình hình lao động trực tiếp của công ty qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007 có xu hướng giảm nhẹ. Nhưng đến năm 2008 thì tình hình này lại có sự thay đổi. Tỷ lệ lao động gián tiếp có xu hướng tăng nhẹ và đến năm 2008 thì lại giảm xuống. Trong thời gian qua công ty đã tập trung vào tăng hiệu quả của cán bộ quản lý bằng cách là giảm tỷ lệ lao động trực tiếp và tăng tỷ lệ lao động gián tiếp.
Theo trình độ học vấn: Số lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng lên. lực lượng này chiếm số đông khoảng 80% tổng số lao động trong công ty. Việc nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý là phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu chung để cạnh tranh
Chất lượng nguồn nhân lực cùng với chính sách trả lương cho người lao động có một vai trò ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty. Bởi vì nếu chính sách tiền lương hợp lý nó sẽ khuyến khích người lao động làm việc, thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công ty. Hiện nay công ty có 3 loại nhân lực chính là: Cán bộ quản lý, công nhân sản xuất, nhân viên kỹ thuật
Về đào tạo tuyển dụng: Công tác tuyển dụng được công ty tiến hành công khai. Tích cực tìm kiếm lao động đã qua đào tạo, có thể thích ứng ngay với nghiệp vụ của công ty. Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân và cán bộ quản lý. Công ty đã không ngừng đưa ra các chính sách thu hút nguồn nhân lực trong xã hội như các chính sách tăng tiền lương, cho đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ… Ngoài ra, bên cạnh trình độ chuyên môn công ty cũng rất quan tâm đến kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giao dịch, đàm phán thuyết trình của cán bộ công nhân viên