Tăng cường khả năng quản lý và sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 (Trang 61 - 62)

2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

2.2.3. Tăng cường khả năng quản lý và sử dụng vốn cố định

TSCĐ đối với công ty trong lĩnh vực xây dựng chiếm vị trí rất quan trọng. TSCĐ được khai thác hiệu quả và triệt để sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn tốt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, công ty có thể áp dụng một số các giải pháp sau:

Cần phải chú trọng tới công tác dự báo nhu cầu sử dụng TSCĐ, tránh để rơi vào tình trạng thuê, mua về và không sử dụng tới như thời gian năm 2008, đã gây

lãng phí rất lớn, tạo thêm gánh nặng trả lãi cho công ty trong khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn điều này đã ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn. Giảm bớt tỷ trọng TSCĐ không dùng trong sản xuất kinh doanh khiến cho TSCĐ hiện có phát huy tác dụng của nó bằng cách: Điều động TSCĐ giữa các đơn vị thành viên để phục vụ kinh doanh có hiệu quả hơn. Chủ động nhượng bán hết TSCĐ không cần dùng để thu hồi vốn. Chủ động thanh lý TSCĐ hư hỏng, lạc hậu mà không thể nhượng bán hoặc hư hỏng mà không có khả năng hồi phục. Đối với những TSCĐ tạm thời chưa dùng tới thì cho thuê, cầm cố hoặc thế chấp để huy động vốn đầu tư vào việc khác.

Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty không cao một phần nguyên nhân chính là do sự lãng phí sử dụng TSCĐ ở các công ty, đơn vị thành viên, bởi vậy công ty cần tăng cường hơn nữa việc quản lý, giám sát VCĐ. Tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời thực hiện kiểm soát, kiểm kê, phân tích hiệu quả, kết quả sử dụng TSCĐ với từng cán bộ công nhân viên để mọi người có trách nhiệm, tránh lãng phí phần TSCĐ mà mình được giao. Đồng thời, công ty cần tiến hành thiết lập một bộ phận chuyên trách về đánh giá thực trạng kỹ thuật, thẩm định tài sản.

Công ty cần phải phân tích đánh giá đúng thực trạng về số lượng, chất lượng, sự đồng bộ và phân bố của TSCĐ. Qua đó phải xác định được nhu cầu về số lượng, năng lực, tính đồng bộ và cân đối của TSCĐ trong những năm tiếp theo. Khi có kết quả phân tích kết hợp với dự báo về khả năng đáp ứng VCĐ trong những năm tới, công ty cần xây dựng chiến lược đầu tư TSCĐ. Chiến lược đầu tư này cần ưu tiên đầu tư vào tài sản trực tiếp sản xuất, các tài sản có vị trí quan trọng trong việc nâng cao tính đồng bộ của hệ thống tài sản trước, các loại tài sản khác sau. Kiên quyết chưa đầu tư nếu tài sản chưa thể khai thác như tình trạng diễn ra năm 2008… Đồng thời cần phải xác định rõ trình độ công nghệ mà TSCĐ cần đáp ứng khi mua sắm.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w