2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
2.1. Cơ cấu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
LICOGI 12
2.1. Cơ cấu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phầnLICOGI 12 LICOGI 12
Bảng 2.1. Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2006 đến 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)
A. Nợ phải trả 273.168 92,6 291.374 82,16 278.879 79,42 277.194 79,87
I. Nợ ngắn hạn 208.015 76,15 238.923 81,99 249.859 89,59 260.163 93,86
II. Nợ dài hạn 65.153 23,85 52.451 18,01 29.020 10,41 17.031 6,14
B. Vốn CSH 21.822 7,4 63.274 17,84 67.926 19,35 64.410 18,56
I. Vốn chủ sở hữu 21.160 96,97 62.582 98,91 67.249 99 63.588 98,72
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
662 3,03 692 1,09 677 1 821.608 1,28
C.Lợi ích của cổ đông thiểu số
4.324 1,23 5.441 1,57
Tổng nguồn vốn 294.990 354.648 351.129 347.045
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động dưới hình thức của Công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 17 tỷ đồng, sau đó được tăng thêm 33 tỷ đồng vào năm 2007, nâng tổng số vốn điều lệ hiện nay là 50 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động có xu hướng tăng lên theo từng năm.
Từ bảng số liệu trên có thể thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu dùng cho sản xuất kinh doanh chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2006 là 7,4%, năm 2007 là 17,84%, năm 2008 là 19,35%, năm 2009 là 18,32%. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu đã có xu hướng tăng lên theo từng năm. Là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hóa vào năm 2004, trong đó nhà nước đóng cổ phần 17,65%, quy mô vốn sở hữu chưa cao, doanh nghiệp cũng chưa thể huy động được nguồn vốn lớn từ các cổ đông cũ cũng như cổ đông mới vì thế quy mô vốn sở hữu chưa cao là điều dễ hiểu. Để hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay.
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại quy mô lớn, giá trị sản xuất lớn, vòng quay vốn thường chậm trong khi nhu cầu đòi hỏi về vốn là rất lớn.. Do đó công ty đã thực hiện vay vốn ngân hàng, các cá nhân ,tổ chức tín dụng để tài trợ cho các dự án đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất, do đó cơ cấu nguồn vốn công ty nghiêng nhiều về khoản mục nợ phải trả.
Các khoản nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, năm 2006 chiếm 92,6%, năm , năm 2007 chiếm 82,16%, năm 2008 chiếm 79,42%, năm 2009 chiếm 79,87%. Các khoản nợ phải trả chủ yếu là các khoản vay ngắn và dài hạn, trong đó các khoản nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn so với các khoản nợ dài hạn và tăng lên sau mỗi năm, khoản nợ ngắn hạn này chủ yếu được huy động từ vay ngắn hạn của ngân hàng, năm 2006 chiếm 76,15%, năm 2007 chiếm 81,99%, năm 2008 chiếm 89,59%, năm 2009 chiếm 93,86% trong tổng các khoản nợ phải trả. Trong khoản mục nợ ngắn hạn, khoản mục phải trả người bán chiếm tỷ trọng tương đối cao, năm 2006 chiếm 25,45%, năm 2007 chiếm 27,62%, năm 2008 chiếm 26,57%, năm 2009 chiếm 29,79% trong tổng nợ phải trả, cho thấy công ty đã tận dụng được nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty khác, điều này là tương đối tốt vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ. Bên cạnh các khoản nợ ngắn hạn, công ty cũng tiến
hành huy động từ các nguồn dài hạn, chủ yếu là từ vay và nợ dài hạn. Chủ yếu là do để thực hiện các dự án công ty phải ứng trước vốn để thi công, sau khi nghiệm thu các hạng mục công trình mới được thanh toán và các công trình xây dựng vốn thường lớn vì vậy công ty phải huy động nhiều vốn từ bên ngoài. Qua các năm, tỷ trọng của khoản nợ này giảm dần trong tổng nợ của công ty, năm 2006 là 23,85%, năm 2007 là 18,01%, năm 2008 giảm tiếp xuống còn 10,41%, năm 2009 là 6,14%, điều này cho thấy công ty có xu hướng tập trung vào các khoản vay nợ ngắn hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vì các khoản nợ vay ngắn hạn dễ huy động hơn, có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn nên phù hợp với công ty hơn, còn các khoản nợ dài hạn khó huy động và chi phí thường cao hơn.
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản từ 2006 đến 2009
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. TSDH/ Tổng tài sản 34,5 35,25 27,26 22,93
2. TSNH/ Tổng tài sản 65,5 64,75 72,74 77,07
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty từ năm 2006 đến 2009
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tỷ lệ TSDH/Tổng tài sản có xu hướng giảm dần, từ 34,5% năm 2006 giảm xuống còn 22,93% năm 2009, trung bình mỗi năm giảm 10,75% và TSNH/ Tổng tài sản qua các năm nhìn chung có xu hướng tăng lên nhưng không đều ở mỗi năm, từ 65,5% năm 2006 tăng lên thành 77,07% năm 2009, như vậy trung bình mỗi năm tăng khoảng 4,15%. Tốc độ tăng lên của tỷ lệ TSNH/ Tổng tài sản và TSDH/ Tổng tài sản qua từng năm là khá đều nhau,ngoại trừ năm 2008, có sự giảm sút khá lớn vào đầu tư TSDH và tăng lên đầu tư vào TSNH so với năm 2007.
Tỷ lệ đầu tư vào TSNH luôn cao hơn so với đầu tư vào TSDH từ khoảng 2 tới 3,4 lần. Lý do chính là do công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng TSNH.
Qua cơ cấu nguồn vốn của công ty, có thể thấy nguồn vốn chủ yếu mà công ty chú trọng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là từ các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng. Việc vay nợ quá nhiều có thể giúp công ty tận dụng được đòn bẩy tài chính nhưng đồng thời cũng tạo ra nguy cơ rủi ro về khả năng thanh toán và điều này có thể dẫn tới giảm uy tín của công ty. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ, dẫn tới khả năng tự chủ về tài chính là không cao. Tuy nhiên, có thể thấy công ty đã có xu hướng tăng khả năng tự chủ về tài chính khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu có xu hướng ngày càng tăng theo các năm.
Qua phân tích cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản sẽ biết được công ty đã sử dụng vốn đầu tư chủ yếu vào các khoản mục nào, từ đó có thể thấy được sự ảnh hưởng của các khoản mục tới hiệu quả sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Để thấy rõ được hơn cơ cấu đầu tư cụ thể vào các loại tài sản của công ty ra sao, xét qua hai bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn từ 2006 đến 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Tài sản cố định 97.754 96,06 102.883 82,29 94.080 98,31 78.571 98,75 2. Các khoản đầu
tư tài chính dài hạn
2.600 2,55 20.860 16,69 3. Tài sản dài hạn khác 1.414 1,39 1.276 1,02 1.621 1,69 995 1,25 Tổng tài sản dài hạn 101.768 125.019 95.701 79.566
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2006 đến 2009
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn của công ty, năm 2006 là 96,06%, năm 2007 là 82,29%, năm 2008 là 98,31% và tương ứng năm 2009 là 98,75%. Đầu tư vào tài sản cố định qua
các năm nhìn chung có xu hướng giảm dần qua các năm về mặt giá trị tuyệt đối nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm về tỷ trọng trong tổng TSDH.
Năm 2007 có sự tăng vọt về đầu tư TSCĐ so với năm 2006 chủ yếu do tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi nên phải đầu tư mua nhiều máy móc, thuê nhiều thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, năm 2007 theo nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần LICOGI 12 đã quyết định thành lập Công ty con của công ty là Công ty cổ phần LICOGI 12.9, công ty đã góp vốn bằng giá trị tài sản thuộc sở hữu công ty và chuyển giao toàn bộ tài sản, thiết bị, máy móc cho công ty LICOGI 12.9, với tổng giá trị tài sản 12 tỷ đồng nên đầu tư vào tài sản cố định tăng vọt . So với năm 2006, tăng thêm 5.129 triệu đồng, tương ứng với 5,25%. Đầu tư tài chính dài hạn đã được công ty thực hiện, năm 2006 công ty đã góp vốn 2.600 triệu đồng vào đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại và du lịch khách sạn thanh niên Quảng Ninh, tới năm 2007, đầu tư tài chính tăng vọt, so với năm 2006 tăng 18.260 triệu đồng do công ty đầu tư vào công ty LICOGI 12.9 và tiếp tục đầu tư vào Trung tâm thương mại Quảng Ninh.
Năm 2009, đầu tư vào tài sản cố định giảm đáng kể chủ yếu là công ty đã giảm hẳn TSCĐ thuê tài chính so với năm 2008.
Tài sản dài hạn của công ty tăng trong 2 năm đầu cả về giá trị và tỷ trọng, song tới năm 2008 lại giảm mạnh, so với năm 2007 đã giảm 29.318 triệu đồng, tương ứng với giảm 23,45%, đến năm 2009 TSDH là 79.566 triệu đồng, giảm 16.135 triệu đồng, tương ứng với 16,86% so với năm 2008. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định, theo các năm tài sản cố định biến động tương ứng với sự thay đổi của tài sản dài hạn. Nhìn chung, tỷ trọng của tài sản cố định lớn là tương đối phù hợp với doanh nghiệp xây dựng nhưng để đánh giá được tỷ trọng này có thực sự phù hợp với công ty LICOGI 12 hay không cần phải xem xét thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở phần sau.
Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn từ 2006 đến 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.487 3,87 14.912 6,49 12.986 5,08 22.149 8,28
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 63.056 32,63 106.662 46,45 101.662 39,8 109.496 40,94
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
4. Hàng tồn kho 165.816 85,82 138.288 60,22 137.516 53,84 132.190 49,42
5. Tài sản ngắn hạn khác -43.137 -22,32 -30.233 -13,16 3.264 1,28 3.644 1,36
Tổng tài sản ngắn hạn 193.222 229.629 255.428 267.479
Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng lên, năm 2006 là 193.222 triệu đồng, năm 2007 là 229.629 triệu đồng, tới năm 2008 là 255.428 triệu đồng và năm 2009 là 267.479 triệu đồng . Tài sản tăng lên chủ yếu ở hai khoản mục là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2006, có tỷ trọng lớn nhất là 85,82% và năm thấp nhất là 2009 với 49,42%. Việc hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản ngắn hạn cho thấy công ty đã để tình trạng tồn kho quá lớn, dẫn tới vốn bị chiếm dụng lớn và nó dẫn tới việc sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh, tình trạng tồn kho lớn cả về giá trị và tỷ trọng trong mấy năm qua chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhiều. Tuy nhiên, cả tỷ trọng và giá trị tuyệt đối của hàng tồn kho có xu hướng giảm qua các năm, điều này cho thấy công ty đã có những cố gắng trong việc xác định nhu cầu và quản lý hàng tồn kho hợp lý hơn. Trong thời gian khó khăn của hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008 và đầu năm 2009, việc giải quyết được bớt lượng hàng tồn kho đã giúp cho công ty giảm bớt các loại chi phí.
Các khoản phải thu nhìn chung có xu hướng tăng lên cả về tỷ trọng và giá trị tuyệt đối qua các năm, chỉ giảm nhẹ vào năm 2008. Năm 2006 chiếm 32,63%, năm 2007 chiếm 46,45%, năm 2008 chiếm 39,8% và năm 2009 chiếm 40,94% trong tổng tài sản ngắn hạn. Có thể thấy, các khoản phải thu của công ty là tương đối lớn, điều này có nghĩa là vốn của công ty bị chiếm dụng khá nhiều, vì vậy có thể dẫn tới rủi ro về khả năng thanh toán, thu hồi nợ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tổng vốn.
Đầu tư tài chính ngắn hạn là hoạt động phổ biến đối với các doanh nghiệp hiện nay, chỉ tiêu này cho biết tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp vào việc sinh lời. Nhìn vào bảng trên có thể thấy, công ty không đầu tư vào tài chính ngắn hạn.
Trong tài sản ngắn hạn, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ, điều này làm ảnh hưởng không tốt tới việc đáp ứng
những nhu cầu thanh toán tức thời của công ty. Tuy nhiên, nó cũng có xu hướng tăng dần. Từ năm 2006 chỉ chiếm 3,87% đến năm 2009 đã tăng lên 8,28% trong tổng tài sản ngắn hạn.
Như vậy, qua các năm từ 2006 đến 2009, tài sản của công ty tăng nhưng tốc độ chưa ổn định và đồng đều. Tuy nhiên, công ty cũng đã chú trọng đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị, phương tiện vận tải , thiết bị dụng cụ quản lý…để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn của công ty nhìn chung còn nhiều điểm chưa được hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn này chưa thực sự đảm bảo cho công ty hoạt động một cách hiệu quả. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài sẽ dẫn tới nguy cơ nợ tràn lan, chi phí trả lãi vay hàng năm lớn, khả năng tự chủ về tài chính thấp sẽ làm giảm uy tín của công ty trên thương trường. Hàng tồn kho quá lớn dẫn tới tình trạng ứ đọng, lãng phí vốn trong khi công ty thì rất cần vốn để thực hiện các dự án. Phân bổ cơ cấu vốn trong đầu tư tài sản ngắn hạn chưa đảm bảo cho khả năng thanh toán của công ty.