Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 (Trang 40 - 45)

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần

2.2. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty

Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty được đánh giá qua một số chỉ tiêu trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty từ 2006 đến 2009 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2007/2006 2008/2007 2009/2008 Tăng Giảm % Tăng giảm Tăng Giảm % Tăng giảm Tăng Giảm % Tăng giảm

1. Doanh thu thuần 252.794 332.645 301.388 286.635 79.851 31,59 -31.257 -9,4 -14.753 -4,9

2. Lợi nhuận trước thuế 2.658 7.149 5.819 8.331 4.491 168,9 -1.330 -18,6 2.512 43,2

3. Lợi nhuận sau thuế 2.658 6.148 5.251 7.806 3.490 131,3 -897 -14,6 2.555 48,7

4. Tổng vốn bình quân 307.030 324.819 352.889 345.087 17.789 5,79 28.070 8,64 -7.802 -2,21

5. Hiệu suất sử dụng vốn 0,823 1,024 0,854 0,831 0,201 24,42 -0,17 -16,6 -0,023 -2,69

6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 0,009 0,022 0,016 0,024 0,013 144,4 -0,006 -27,3 0,008 50

7. ROA 0,9% 1,73% 1,5% 2,26% 92,22 -13,3 50,7

8. ROE 15,63% 18,35% 10,5% 15,61% 17,4 -49,2 48,7

Trước hết, xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, có thể thấy qua các năm chỉ tiêu này có xu hướng tăng nhưng có sự biến động lớn và không đồng đều. Năm 2006, một đồng vốn tạo ra 0,823 đồng doanh thu, tương ứng với năm 2007 là 1,024 đồng, năm 2008 là 0,854 đồng, năm 2009 là 0,831 đồng . Năm 2007so với năm 2006 có tốc độ tăng trưởng rất nhanh lên tới 24,42% nhưng ngay sau đó, năm 2008 so với năm 2007 lại sụt giảm nhanh chóng 16,6%, năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008. Qua cả 4 năm, các chỉ tiêu này có giá trị nhỏ hơn 1, chỉ có năm 2007 là lớn hơn 1. Đối với doanh nghiệp sản xuất và lắp đặt các công trình xây dựng và thủy điện thì hệ số trên là khá thấp, vì đối với ngành này một đồng vốn phải tạo ra trên 2 đồng doanh thu mới được coi là hiệu quả. Năm 2007 được coi là năm thành công đối với công ty do sự phát triển rất sôi động của thị trường xây dựng, hiệu suất sử dụng vốn tăng lên nhanh chóng so với năm 2006 là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn, đến năm 2008 có sự sụt giảm lớn cũng do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng nhà đất. Năm 2009, chỉ tiêu này tiếp tục giảm nhẹ. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty là chưa cao, có nhiều biến động vì vậy công ty cần có những biện pháp để tăng doanh thu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Năm 2006 một đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0.009 đồng lợi nhuận, tương ứng với năm 2007 là 0,022 đồng, năm 2008 là 0,016 đồng, năm 2009 là 0,024 đồng. Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận là cao nhất và thấp nhất là vào năm 2006. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận tăng 144,4% so với năm 2006, do sự tăng lên nhanh của doanh thu và hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty là tương đối tốt.

Bảng 2.6. ROA, ROE của một số công ty cùng ngành

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu CTD DCC SC5 HBC VCG SD9

ROA 12,77 4,99 4,38 6,1 2,78 13

ROE 20,63 9,65 19,04 8,19 5,38 32,17

Chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành được lấy tại thời điểm quý IV/2009 Nguồn:Công ty cổ phần chứng khoán Việt Thành- Báo cáo phân tích Công ty cổ

phần xây dựng COTEC-COTECCONS

Các chỉ tiêu về doanh lợi: Thứ nhất, xét chỉ tiêu ROA, chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Từ bảng 2.5 có thể thấy, giá trị của ROA có xu hướng tăng nhưng biến động không đều. Năm 2007 có giá trị là 1,73%, tăng 92,22% so với năm 2006 và cao hơn năm 2008 là 13,29%. Năm 2009 ROA có giá trị lớn nhất là 2,26%.

Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Giá trị ROE của công ty không có xu hướng rõ ràng qua các năm. Năm 2007, ROE tăng lên nhanh so với năm 2006 và đạt giá trị lớn nhất trong 4 năm. ROE tăng 17,4 % so với năm 2006, sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 5,79%, trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lên tới 131,3%. Trong thời gian này công ty được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2005 đến năm 2006 và giảm 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo theo quy định của nhà nước về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần nên đã giảm đáng kể số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Năm 2008 giá trị này giảm tới 49,16% vào năm 2007 và tới năm 2009 lại có sự tăng lên đáng kể so với năm 2008 do sự tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế.

Năm 2009, cả hai chỉ tiêu ROA, ROE đều rất khả quan so với những năm trước đó vì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã được phục hồi sau khủng hoảng, khi thị trường bất động sản đã bắt đầu sôi động trở lại, các dự án bị trì hoãn, do chi phí đầu vào tăng cao trong năm 2008 của công ty tiếp tục được triển khai trong

năm 2009, đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được chính phủ thúc đẩy triển khai, các dự án liên quan tới công trình giao thông, thủy điện được ưu tiên về vốn và các điều kiện thi công vì thế mà doanh thu từ các công trình thủy điện của công ty như thủy điện Sơn La, thuỷ điện Nậm Khắt chiếm gần 45% tổng doanh thu của năm. Bên cạnh đó, giácác loại vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, sắt thép đều giảm và duy trì ở mức khá ổn định. Ngoài ra, nguồn cung của một số mặt hàng như thép, xi măng được bổ sung khá dồi dào trong năm 2009 và đang dần đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, khiến giá cả ổn định hơn đã làm cho hoạt động của công ty thuận lợi hơn rất nhiều so với năm 2008.

Đánh giá tổng quát thì hệ số doanh lợi trên tài sản và doanh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty là không cao so với các doanh nghiệp được so sánh trong cùng ngành. Xét công ty cổ phần Xây dựng số 5 (SC5) là công ty khá tương đồng với công ty LICOGI 12 cả về lĩnh vực kinh doanh chính, thời gian tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và cả vốn điều lệ ban đầu. Từ bảng trên có thể thấy các chỉ tiêu ROA, ROE của SC5 đều cao hơn của LICOGI 12. ROA của SC5 lớn hơn gần 2 lần, điều này cho thấy SC5 đã sử dụng tài sản của mình hiệu quả hơn hẳn so với LICOGI 12. Đứng trước khó khăn chung của toàn ngành, SC5 đã rất nhạy bén trong nhận định tình hình, phân tích dự báo khá chuẩn xác diễn biến của nền kinh tế vì thế mà có sự điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp. Điều này đã góp phần giữ vững tăng trưởng cho SC5, sử dụng tài sản có hiệu quả hơn LICOGI 12. Công ty LICOGI 12 nên có những chính sách, biện pháp hiệu quả hơn cho công tác dự báo nhu cầu thị trường để giảm thiểu rủi ro, tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn đặc biệt là đầu tư cho tài sản cố định. Như vậy, qua phân tích có thể thấy, nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty là chưa cao, tốc độ tăng trưởng cũng chưa ổn định tuy nhiên tốc độ có xu hướng tăng. Một phần nguyên nhân của sự không ổn định này một phần là do công ty là một doanh nghiệp mới cổ phần hóa, đồng thời cũng chịu tác động trực tiếp từ những biến động lớn của ngành xây dựng.

Để đánh giá một cách cụ thể hơn tình hình sử dụng vốn, những kết quả đạt được và những tồn tại cũng như nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp

cho vấn đề sử dụng vốn của công ty cổ phần LICOGI 12. Tiếp đến sẽ phân tích rõ hơn tình hình sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và khả năng thanh toán của công ty.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w