Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa_lý luận và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 59 - 61)

I. Đánh giá pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nộ

2.3. Những hạn chế còn tồn tạ

Như vậy, nhà nước ta đã cố gắng sữa đổi cũng như ban hành các văn bản mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế; pháp luật điều chỉnh vấn đề này ngày càng phù hợp, theo sát thực tiễn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, những vấn đề pháp lý đã được hoàn thiện, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục, về cả luật điều chỉnh lẫn cách thức áp dụng nó trong thực tiễn.

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng, đến nay vẫn chưa có mẫu hợp đồng cho

loại giao nhận thầu mua sắm hàng hoá. Hiện nay mới chỉ có Thông tư 06/2007/TT- BXD đã được ban hành hướng dẫn hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, tuy nhiên lại chưa có mẫu hợp đồng cho các loại hình tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hoá hoặc các loại tổng thầu thiết kế và xây dựng. .. làm cho bên giao thầu và bên nhận thầu rất lúng túng khi ký kết hợp đồng, nên chọn mẫu của Thông tư 02 hay chọn mẫu của các điều khoản tại thông tư 06.

Khi kết một hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa, nếu một bên chủ thể là nhà nước thì nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.

Thứ hai, về việc điều chỉnh giá hợp đồng. Sở dĩ có quy định về điều chỉnh

giá hợp đồng là vì trong trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng; trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu hay trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu. Các trường hợp này đều là ảnh hưởng đế giá hợp đồng và khi đó giá mà hai bên đã thỏa thuận khi kí kết hợp đồng sẽ không còn phù hợp nữa. Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cả hai bên thì tại Điều 57 Luật đấu thầu có quy định về việc điều chỉnh giá hợp đồng.

Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại hai quan điểm khác nhau về xử lý trượt giá. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc chủ đầu tư điều hành việc điều chỉnh giá trị hợp đồng thể hiện chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu trước biến động của thị trường mà những rủi ro này lẽ ra nhà thầu phải gánh chịu một mình bởi họ không lường trước hết khả năng “ loạn nhịp ” của thị trường khi tiến hành bỏ giá thầu. Quan niệm khác cho rằng việc tính đúng, tính đủ cho nhà thầu không hoàn toàn làm giảm ý nghĩa của việc đấu thầu bởi đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm và dịch vụ vời giá hợp lý nhất – hợp lý vào cả

thời điểm bỏ thầu lẫn cả thời điểm triển khai xây dựng công trình. Đây là quan điểm được nhiều nhiều nhà tài trợ cũng như Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế áp dụng. Nhưng ở nước ta hiện nay quan điểm chia sẻ đang lấn lướt quan niệm tính đúng, tính đủ. Điều này khiến cho việc điều chỉnh giá nhiều lúc không được hợp lý, gây ra thiệt hại cho nhà thầu hay chủ đầu tư.

Thứ ba, về điều khoản thưởng trong hợp đồng. Mục đích của điều khoản

thưởng là nhằm khuyến khích bên nhận thầu thực hiện một cách tốt nhất nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi bên giao thầu và bên nhận thầu kí kết hợp đồng thì việc thực hiện tốt các điều khoản là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên. Dù có điều khoản thưởng hay không thì các bên vẫn phải thực hiện tốt hợp đồng. Bên cạnh đó, điều khoản này có thể bị chủ đầu tư và nhà thầu lợi dụng cấu kết với nhau thưởng một cách vô tội vạ, vì thực ra vốn chẳng là của riêng ai, đó là từ ngân sách nhà nước. Điều khoản này đã tạo ra lỗ hỏng pháp lí gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa_lý luận và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w