Những vấn đề pháp lý đã được hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa_lý luận và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 57 - 59)

I. Đánh giá pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nộ

2.2. Những vấn đề pháp lý đã được hoàn thiện

Như vậy, theo sự phân tích trên thì hiện nay luật điều chỉnh hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa bao gồm luật riêng là Luật đấu thầu 2005 và các văn bản nghị định hướng dẫn thi hành nó, và luật chung là Luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005, Luật đầu tư 2005. Hệ thống pháp luật mới này đã khắc phục được rất nhiều vướng mắc của các văn bản cũ, điều chỉnh một cách phù hợp hơn quan hệ hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa, cụ thể:

Thứ nhất, về mặt chủ thể tham gia hợp đồng. Nếu theo quy định trong Quy

chế đấu thầu thì hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa chỉ được ký kết giữa các pháp nhân với nhau. Vì vậy, khi một hợp đồng giao nhận thầu được ký kết giữa một pháp nhân và một cá nhân có đăng ký kinh doanh thì không phải là hợp đồng và sẽ không được pháp luật chấp nhận.

Việc này nếu trong những năm 90 của thế kỷ XX là hợp lý vì khi đó chỉ có tổ chức mới có đủ năng lực thực hiện các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị. Nhưng khi đất nước ngày càng phát triển thì việc quy định như vậy là một hạn chế kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân. Những bất cập trên đã được Luật Thương mại 2005 và luật đấu thầu sửa chữa, bổ sung. Theo đó, Điều 2 luật đấu thầu có quy định rõ: Đối tượng áp dụng hợp đồng giao nhận thầu là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề khi tham gia ký kết hợp đồng thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Như vậy, một hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa có thể được ký kết giữa cá nhân và pháp nhân miễn là cá nhân và pháp nhân có đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề.

Thứ hai, Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng giao nhận thầu mua

sắm hàng hóa được quy định rõ ràng, có sự phân cấp mạnh . Đây là một nội dung rất quan trọng trong quan hệ hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa, bởi lẽ nó ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể trong hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa. Ngoài việc quy định riêng quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với mỗi bên tham gia phù hợp với vị trí và tính chất đặc thù riêng biệt, Luật đấu thầu và Nghị định 58/2008/NĐ-CP còn quy định trách nhiệm chung đối với chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu và nhà thầu là: Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Hệ thống các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này được quy định tương đối rõ, có sự phân cấp mạnh, tăng trách nhiệm cho chủ đầu tư. Chính những quy định mới như vậy đã nâng cao tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, về cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, vướng mắc khi xác định vai trò, trách nhiệm, vị trí của các bên khi tham gia hoạt động đấu thầu.

Thứ ba, vấn đề xử lý vi phạm với các chế tài cụ thể, rõ ràng hơn nhằm ngăn

chặn hành vi tiêu cực trong đấu thầu. Theo đó, những hành vi được coi là gian lận, tiêu cực trong đấu thầu đều được xử lý bằng chế tài cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Ngay cả những lỗi khá phổ biến hiện nay như nêu yêu cầu về thương hiệu hoặc nguồn gốc hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa cũng sẽ phải gánh chịu hình thức xử lý là cấm tham gia hoạt động đấu thầu.

Thứ tư, về việc điều chỉnh giá hợp đồng, Điều 57 luật đấu thầu đã có quy

đinh hai bên có quyền thỏa thuận lại giá hợp đồng trong một số trường hợp. Tuy nhiên có nhiều nhà thầu đã lợi dụng quy định này của pháp luật để bỏ giá thầu thất

thấp nhằm mục đích trúng thầu, sau đó thì bằng mọi cách thỏa thuận lại với chủ đầu tư để điều chỉnh lại gía hợp đồng. Để giải quyết tình trạng trên, qua theo dõi thực tiễn và xử lý cụ thể trong công tác đấu thầu, Ban soạn thảo dự kiến quy định xử lý tình huống liên quan tới giá dự thầu, giá ký hợp đồng trong một số trường hợp như: đơn giá bỏ thầu thấp bất thường; giá bỏ thầu thấp hơn so với dự toán được duyệt; giá đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc vượt giá gói thầu được duyệt. Qua sửa đổi thì khoản 2 Điều 57 luật đấu thầu có quy định:

“ Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.”

Việc quy định giá hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán hoặc gía gói thầu đã phần nào khắc phục được tình trạng trên.

Đó là những vấn đề đã được hoàn thiện về pháp luật điều chỉnh hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa. Mặt khác, pháp luật về đấu thầu nói chung cũng đã có nhiều điểm tiến bộ so với hệ thống pháp luật cũ.

Luật đấu thầu cùng Nghị định 58/2008/NĐ-CP ra đời làm hệ thống pháp luật đấu thầu đạt được mục tiêu chống khép kín trong đấu thầu, tạo ra sự cạnh tranh có hiệu quả. Cụ thể, trong Điều 11 của Luật đấu thầu quy định các nhà thầu và bên mời thầu, hoặc giữa nhà thầu với nhau tham gia trong cùng một gói thầu phải độc lập về tổ chức và không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý, phải độc lập về mặt tài chính và như vậy sẽ phá vỡ tình trạng khép kín trước đây. Hay pháp luật đấu thầu hiện nay mang lại tính cạnh tranh trong đấu thầu, hạn chế quan hệ tình cảm giữa người gọi thầu và nhà thầu, thể hiện tính chặt chẽ trong quy định

Một phần của tài liệu Hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa_lý luận và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 57 - 59)