Kiến nghị với Bộ Tài Chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á (Trang 56 - 60)

- Nghiệp vụ môi giới và lưu ký

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

3.3 Kiến nghị với Bộ Tài Chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

3.3 Kiến nghị với Bộ Tài Chính và Ủy ban Chứng khoán Nhànước nước

Về hoàn thiện môi trường pháp lý

Thị trường chứng khoán là sản phẩm đặc trưng của nền kinh tế thị trường và là biểu hiện của thị trường tài chính bậc cao, đồng thời là một thị trường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, nhạy cảm với mọi diễn biến của nền kinh tế. Mặc dù đã thu hút được sự quan tâm rất nhiều của Chính Phủ và Nhà nước, thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây đã có rất nhiều phát triển song sự phát triển chưa ổn định, còn mang tính tự phát. Để nâng cao hiệu lực, đảm bảo ổn định về mặt pháp lý cho các hoạt động của công ty chứng khoán trong thời gian tới, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cùng Bộ Tài Chính cần phối hợp thực hiện một số biện pháp:

+ Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các công ty chứng khoán những quy định có liên quan và quy trình thực hiện từng nghiệp vụ tư vấn cụ thể, giúp các công ty trên cơ sở đó phát triển thành quy trình riêng của mình, vừa đảm bảo hiệu quả, vừa đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động

+ Đơn giản hoá thủ tục đăng ký phát hành chứng khoán, thời gian thông báo kết quả chấp nhận đơn đăng ký phát hành còn khá lâu vì vậy cần nhanh chóng giảm bớt các khâu phê duyệt trong quá trình đăng ký.

+ Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống luật cần phải nâng cao vai trò quản lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Do nhiều loại đối tượng phát hành chứng khoán, mỗi đối tượng này lại có cơ quan quản lý nhà nước riêng nên trong quá trình phát hành chứng khoán còn nhiều khó khăn cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trong việc quản lý phát hành cũng như đưa ra các quy định cụ thể. Chính vì thế chính phủ cần nâng cao vị thế của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước lên có chức năng quản lý cao nhất về phát hành chứng khoán trong thực tế.

+ Thường xuyên kiểm tra kiểm soát hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán, ngăn ngừa tiêu cực hay xung đột quyền lợi xảy ra.

Về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Các bộ ngành liên quan cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa, nhanh chóng đưa các công ty cổ phần lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, Bộ tài chính và UBCK cần tạo ra những chính sách bình đẳng giữa các công ty cổ phần với các doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy quy mô thị trường chứng khoán để tăng nguồn cung cho TTCK, tạo ra một nguồn khách hàng ổn định cho nghiệp vụ tư vấn phát hành chứng khoán.

Chính phủ cần xem xét quy định giữ 51% cổ phần tại các doanh nghiệp cổ phần làm phần vốn nhà nước và bổ sung các chính sách phù hợp để quản lý một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo được tính tự chủ của doanh nghiệp.

Vấn đề lao động thừa khi doanh nghiệp cổ phần hóa cũng nên được lưu ý. Cần có những biện pháp ưu đãi hỗ trợ cho họ trong thời gian tìm việc khác, tránh tình trạng người lao động không muốn cho doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ làm giảm lượng khách hàng đến với công ty.

Về phát triển thị trường chứng khoán

Tăng cường công tác quản lý, điều hành thị trường chứng khoán để thị trường phát triển tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các công ty chứng khoán bằng việc: + Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp trên cơ sở triển khai trung tâm giao dịch trái phiếu chuyên biệt, từng bước hoàn thiện thị trường niêm yết, thị trường OTC, trái phiếu và khả năng kết nối thị trường khu vực.

+ Từng bước nghiên cứu sử dụng các sản phẩm mới, phát sinh… nhằm giảm thiểu các rủi ro và đa dạng hóa các công cụ đầu tư.

+ Có chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư nước ngoài, tăng cường tính công khai, minh bạch, chế độ báo cáo, cơ chế nắm bắt thông tin về đầu tư nước ngoài.

+ Kịp thời nắm bắt tình hình các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên thị trường, xây dựng phương án và các giải pháp hỗ trợ, xử lý đảm bảo an toàn cho thị trường.

+ Tích cực đầu tư vào khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý, hạn chế sử dụng biện pháp hành chính về biên độ giá để can thiệp thị trường.

Về hỗ trợ các công ty chứng khoán

Để làm tốt nhiệm vụ xây dựng hệ thống nhân viên tư vấn có năng lực, UBCK cần có một số biện pháp tích cực để giúp đỡ các công ty chứng khoán như sau:

+ Vạch ra những đường lối chính sách và chương trình đào tạo các nhân viên tư vấn đúng với thực tế Việt Nam.

+ Cần xây dựng, đào tạo chuyên sâu cho từng nhân viên tư vấn nói riêng và từng nghiệp vụ nói chung. Ủy Ban cần tăng cường hợp tác đào tạo với nước ngoài dưới nhiều hình thức.

+ UBCK cũng cần khuyến khích các công ty chứng khoán hoàn thiện hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán vì lợi ích của chính công ty cũng như của toàn thị trường. Tạo điều kiện tốt nhất cho các công ty chứng khoán hoạt động, cũng như tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thông tin cho các công ty chứng khoán.

KẾT LUẬN

Trong hơn 5 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù có tuổi đời còn khá trẻ so với thị trường chứng khoán Thế giới song cũng phần nào phát huy được vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Có thể nói việc thành công trong phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp là mục tiêu quan

trọng nhất mà thị trường chứng khoán cần đạt được. Tuy nhiên khi phát hành chứng khoán các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như chi phí cho việc phát hành, rủi ro thông tin đặc biệt thủ tục pháp lý rườm rà mất thời gian gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Sự ra đời của các công ty chứng khoán và dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán phần nào góp phần giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên với những hạn chế về kiến thức khi tham gia Thị trường chứng khoán, một mặt do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít nên ngoài việc phải mất phí phát hành chứng khoán thì phí cho việc thuê tư vấn lại càng làm giảm khối lượng vốn huy động của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các công ty chứng khoán muốn tăng cường dịch vụ tư vấn phát hành nhằm giúp đỡ cho các doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cho công ty thì ngoài việc điều chỉnh mức phí tư vấn phát hành sao cho cạnh tranh thì cũng phải nâng cao chất lượng tư vấn phát hành. Thông qua việc tuyên truyền quảng bá cùng với những kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ làm cho các doanh nghiệp hiểu được những lợi ích của việc huy động vốn qua phát hành chứng khoán nói chung và tính tất yếu khi sử dụng dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán nói riêng. Đó chính là lí do mà đề tài “Phát

triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á” được lựa chọn.

Nội dung của chuyên đề bắt đầu từ chương 1 với những nghiên cứu lý thuyết về tư vấn Phát hành chứng khoán và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của dịch vụ tư vấn phát hành cùng với các nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ này. Chương 2 Áp dụng các nghiên cứu trên vào việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động tư vấn Phát hành chứng khoán ra công chúng tại Công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á và chương cuối cùng đưa ra giải pháp để khắc phục những hạn chế của thực trạng trên và đưa ra các kiến nghị đối với các tổ chức có liên quan để phát triển dịch vụ tư vấn phát hành của các công ty chứng khoán nói chung và của Công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w