- Nghiệp vụ môi giới và lưu ký
2.2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
a, Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được dịch vụ tư vấn phát hành của Công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á vẫn chưa phát huy được hết khả năng và còn nhiều hạn chế:
- Doanh thu, lợi nhuận thu được từ dịch vụ này còn ít chưa tương xứng với khả năng của công ty. Công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á chưa tận dụng hết tiềm lực của mình để thu được doanh lợi cao hơn
- Chất lượng dịch vụ chưa cao: Thực tế này không những chỉ tồn tại ở công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á mà còn ở nhiều công ty chứng khoán khác bởi vì nếu theo đúng nghĩa của nó thì loại dịch vụ này yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Khi cung cấp dịch vụ, nhân viên nghiệp vụ phải am hiểu kĩ về khách hàng để đưa ra các đánh giá phân tích song thực tế các công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ vẫn tuân theo một khuôn mẫu cứng nhắc, đôi khi không phù hợp.
- Đối tượng khách hàng còn ít: Khách hàng chủ yếu còn ít, công ty chưa có nhiều đối tượng khách hàng lớn, chưa gây được ấn tượng lớn đối với các doanh nghiệp.
b,Nguyên nhân:
Sở dĩ tồn tại những hạn chế trên là do các nguyên nhân từ phía công ty và các nguyên nhân khách quan bên ngoài như:
- Nguyên nhân từ phía công ty
+ Công ty chứng khoán Đông Nam Á chưa chú trọng phát triển hoạt động phân tích. Hoạt động tư vấn phát hành này đòi hỏi khả năng phân tích sâu như phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích nhu cầu nhà đầu tư ở thời điểm phát hành, mức giá.
+ Quy trình hỗ trợ cho việc tư vấn chưa hoàn chỉnh và còn thiếu tính chuyên nghiệp. Chính sách đào tạo đội ngũ thực hiện dịch vụ này chưa tốt và chưa có trình độ chuyên môn cao phần do đội ngũ còn ít và tập trung vào các vấn đề khác. Có thể thấy nhìn chung việc đào tạo nghiệp vụ của công ty khá tốt song do chất lượng khách hàng khá nhiều nên yêu cầu một nhân viên tư vấn ngoài trình độ chuyên môn thì vừa phải chuyên sâu về lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động vừa phải có hiểu biết bao quát về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Do vẫn chịu sự chi phối của Ngân Hàng mẹ nên công ty vẫn chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng.
Mặc dù là Công ty con của Ngân Hàng Seabank nên có nhiều lợi thế về vốn nhưng Công ty chứng khoán Ngân Hàng Seabank hạch toán độc lập, nguồn vốn hiện nay do phải thực hiện nhiều hoạt động nên còn hạn chế khi muốn phát triển dịch vụ tư vấn phát hành, công ty chứng khoán Đông Nam Á nhìn chung vẫn chưa tận dụng được lợi thế của ngân hàng mẹ như mạng lưới khách hàng, các mối quan hệ… Đội ngũ nhân viên thực hiện cung cấp các dịch vụ phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Đông Nam Á còn thiếu về số lượng kiến thức chuyên sâu trong hoạt động còn hạn chế.
+ Trình độ chuyên môn cũng như sự nhạy bén nghề nghiệp tạo nên tính hiệu quả trong công viêc. Ngày nay, khi nguồn lực ngày càng nhiều thì ngoài việc chọn ra những con người giỏi về chuyên môn thì vấn đề đạo đức cũng cần được quan tâm. Và đây không phải là việc dễ dàng, nhưng một yêu cầu không thể thiếu trong những người làm việc trong chứng khoán phải có đạo đức. Chính những nhân viên của Công ty chứng khoán là người trực tiếp làm tăng giá trị của công ty. Số lượng nhân viên, cơ cấu giới tính, độ tuổi của cán bộ đều ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
+ Nhân viên tư vấn của Công ty chứng khoán Đông Nam Á đều được đào tạo từ những trường đại học và có độ tuổi trung bình khá trẻ luôn đầy nhiệt tình tâm huyết muốn cống hiến và tự khẳng định mình. Điều đó tạo nên một thế mạnh song đội ngũ nhân viên thực hiện dịch vụ chủ yếu do các ngành khác chuyển sang kinh nghiệm chưa nhiều lại là sinh viên mới nên cũng ảnh hưởng đến phần nhỏ chất lượng.
- Nguyên nhân bên ngoài
+ Phải đến T5/2006 luật chứng khoán mới được quốc hội thông qua như vậy môi trường pháp lý chưa hoàn thiện như Thị Trường Chứng Khoán ở các nước trong khu vực và thế giới. Quy trình tổng quát cho nghiệp vụ chưa có, thủ tục rườm rà, không thông thoáng hạn chế cho việc triển khai dịch vụ.
+ Thị trường mới phát triển, mặc dù đang phát triển khá mạnh song mang tính bong bóng do vậy chứa đựng nhiều rủi ro cũng ảnh hưởng lớn tới tâm lý nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng công nghệ còn lạc hậu chưa thực sự ngang tầm với vị thế của công ty chứng khoán. Các doanh nghiệp tham gia thị trường còn hạn chế về số lượng, chưa có nhu cầu huy động vốn trên thị trường chứng khoán hoặc do tâm lý không muốn
phát hành chứng khoán của đội ngũ quản lý, lãnh đạo của công ty. Do vậy, lượng hàng hoá cho thị trường còn ít về số lượng và yếu về chất lượng. Cách tổ chức thị trường còn chưa hợp lý, việc cổ phần hoá chưa gắn với niêm yết. Một số công ty có lượng cổ đông bên ngoài khá lớn, nhưng không có giao dịch trên thị trường đúng nghĩa.
+ Cuối cùng các tổ chức hỗ trợ thị trường chưa thực sự phát triển. Tiềm lực của các công ty chứng khoán chưa mạnh để cung cấp tốt nhất các dịch vụ hỗ trợ phát hành. Các công ty kiểm toán chưa phát triển, hệ thống kiểm toán còn nhiều bất cập, các công ty kiểm toán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận đều là những công ty kiểm toán được nhà nước thành lập, chất lượng cán bộ chưa cao. Các tổ chức tư vấn đầu tư mang tính chất chuyên nghiệp về luật hầu như chưa phát triển. Hâu quả là có thể có rất nhiều tranh chấp phát sinh giữa các nhà đầu tư và hội đồng quản lý khi công ty thực hiện một hợp đồng nào đó, như đăng ký lại trên Thị Trường chứng khoán, phát hành chứng khoán.