Khái quát hoạt động tín dụng tại ngân hàng Miền Tây.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI WESTERN BANK (Trang 31 - 33)

1. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng Miền Tây.

1.1. Đối tượng khách hàng:

Xét nhóm đối tượng vay là khách hàng cá nhân, ngân hàng Miền Tây hỗ trợ cho vay đối với tất cả các cá nhân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn ngân hàng Miền Tây hoạt động.

1.2. Các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân:

• Cho vay tiêu dùng

• Cho vay cán bộ công nhân viên tín chấp

• Cho vay mua ôtô và xe tải

• Cho vay mua nhà và nền nhà

• Cho vay hoán đổi nhà

• Cho vay sửa chữa và xây dựng nhà

• Cho vay du học và dịch vụ hỗ trợ

• Cho vay sinh viên

• Cho vay tiểu thương và hộ kinh doanh cá thể

• Đối với nợ gốc: Khi kết thúc thời hạn vay (đối với nợ gốc trả cuối kỳ) hoặc ngay khi đến hạn trả nợ ( đối với gốc chia làm nhiều kỳ) nếu khách hàng không trả hết nợ gốc đúng hạn thì ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế sang dư nợ gốc quá hạn.

• Đối với nợ lãi: Khi đến hạn trả nợ lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng không trả nợ đúng hạn thì ngân hàng sẽ áp dụng phạt lãi quá hạn 150% so với lãi suất trong hạn.

2. Quản trị RRTD tại ngân hàng Miền Tây.

Ngân hàng TMCP Miền Tây (Westernbank) đã xây dựng và triển khai ứng dụng XHTD khách hàng từ năm 2007 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank), đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt nam cam kết. Hiện tại, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Quyết định đối với NHTM bao gồm :

a) Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

b) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

c) Hàng năm, tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

Như vậy, nhằm có thể đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thì ngân hàng phải thường xuyên xem xét và điều chỉnh hệ thống quản trị rủi ro để có thể sàng lọc và phân loại khách hàng tốt hơn.

Ngân hàng Miền Tây đã xây dựng chính sách QTRR tín dụng theo hướng đảm bảo tính chủ động và linh hoạt trong hoạt động thực tế nhằm nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh từng thời kỳ, đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro theo hướng không tập trung quá cao cho một nhóm khách hàng, những lĩnh vực ngành nghề có liên quan với nhau hay đối với một loại tiền tệ.

Chính sách QTRR tín dụng chú trọng tuân thủ các quy định của luật pháp có liên quan, quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế hay hình thức sở hữu, các ưu đãi tín dụng chỉ áp dụng căn cứ vào năng lực tài chính và mức độ rủi ro cũng như thiện chí trả nợ của từng khách hàng. Chính sách tín dụng cũng chú trọng đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI WESTERN BANK (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w