0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI WESTERN BANK (Trang 28 -30 )

4.1. Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng

Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường , có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro. Cần thực hiện có hiệu quả các khâu như sau:

Thu thập thông tin về khách hàng: Trong hoạt động tín dụng đây là một khâu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay việc khai thác thông tin về khách hàng thường qua báo cáo của khách hàng chẳng hạn thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính trong các năm gần đây của khách hàng. Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy, đối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu nhập thông tin từ khách hàng cần thu nhập thêm thông tin từ các đối tác của khác hàgn, từ

những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro của KHNN (CIC), trung tâm thông tin của NHTM (TPR) từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên…

Thu nhập thông tin về thị trường : Khi khách hàng có quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo.

• Phân tích xử lý thông tin: Sau khi dã thu thập các nguồn thông tin cán bộ tín dụng phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của vốn vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

4.2. Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng:

Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình. Việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay :

• Kiểm tra trước khi cho vay : kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay.

Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông thường dựa trên các hoá đơn tài chính, hợp đồng kinh tế…

• Kiểm tra sau khi cho vay : Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay không, thường kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hoá đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồI rút tiền mặt, không có tài sản thực tế.

4.3. Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi

- Phân tích nguyên nhân NQH của từng khách hàng, từ đó có biện pháp tháo gỡ. Đối với những khách hàng NQH có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương

án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay. Việc cho vay bảo đảm thu hồi vốn, giúp khách hàng vượt qua khó khăn và có biện pháp trả nợ có thể áp dụng biện pháp sau :

- Xác định phương án cơ cấu nợ : Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì ngân hàng sẽ cơ cấu lại. Để thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

• Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, NQH chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay

Ngoài ra còn có các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng khác như: - Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

- Mở rộng việc cho vay có nguồn tài sản đảm bảo (TSĐB), hạn chế các khoản vay không có TSĐB

- Phân tán rủi ro tín dụng

- Đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư của ngân hàng

- Nâng cao vai trò trách nhiệm kiểm tra kiểm soát nội bộ - Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi

- Nâng cao năng lực ,hạn chế rủi ro do đạo đức cán bộ tín dụng - Đầu tư mở rộng hệ thống công nghệ trong hoạt động ngân hàng

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI ROTẠI WESTERN BANK TẠI WESTERN BANK

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI WESTERN BANK (Trang 28 -30 )

×