Qua kinh nghiệm của Trung Quốc sau khi mở cửa có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài vào khai thác thị trường giàu tiềm năng này và hậu quả là hầu hết các tập đoàn bán lẻ của Trung Quốc có nguy cơ phá sản vì không cạnh tranh nổi, hơn 60% doanh thu rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc đã tỉnh ngộ và tiến hành xây dựng Pháp lệnh bán lẻ để tạo thuận lợi cho các tập đoàn trong nước cạnh tranh lấy lại thị phần. Hoặc tại Thái Lan, hiện tại có 80% thị phần trong lĩnh vực phân phối hiện đại nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài và Chính phủ buộc phải điều tiết bằng cách chỉ cho các tập đoàn nước ngoài được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hình thành chuỗi để chi phối thị trường. Tại Ma-lai-xi-a, Chính phủ tạm ngưng cho phép nước ngoài đầu tư vào các đại siêu thị ở các thành phố lớn. Từ những bài học trên cho thấy, mặc dù mở cửa thị trường bán lẻ nhưng Chính phủ vẫn cần có những biện pháp can thiệp để có thể giữ vững hệ thống phân phối trong nước nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng, tránh tình trạng để cho các tập đoàn nước ngoài thôn tính. Chúng ta được phép và cần thiết dựng lên các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường. Thay vì cho 1-2 nhà đầu tư mở cả chuỗi 10 điểm kinh doanh thì nên cho 10 nhà đầu tư mở 1-2 điểm kinh doanh để cân bằng thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng các quy định chặt chẽ về quy mô, phạm vị, số lượng, khoảng cách ... khi các nhà đầu tư muốn lập một điểm kinh doanh mới.
Ngay cả việc thực hiện quy hoạch cũng cần phải chi tiết để doanh nghiệp dễ thực hiện, bây giờ các doanh nghiệp trong nước rất khó thuyết phục các địa phương trong việc triển khai kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là về đất đai. Nhưng rất nhiều địa phương có tâm lý thích vốn FDI, cứ doanh nghiệp nước ngoài là dễ dàng được tin tưởng và chấp nhận. Trong khi doanh nghiệp trong nước vốn đã nhỏ yếu, tiếp cận được đất đi có khi mất 3-5 năm, thậm chí muốn có vị trí kinh doanh phải tham gia đấu giá với chi phí cực lớn. Còn doanh nghiệp nước ngoài họ được phép thuê đất, thậm chí
nếu có mua họ cũng có đủ nguồn lực để tham gia. Vì thế, nếu không có quy hoạch và những chính sách tạo đà cho doanh nghiệp trong nước thì khó mà cạnh tranh nổi.
Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần đẩy mạnh việc phân bổ nguồn lực, tạo sự cân đối giữa các vùng miền, đặc biệt là ở miền núi và nông thôn. Tạo điều kiện, có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, phát triển hệ thống bán lẻ ở các tỉnh như: áp dụng mức thuế ưu đãi, cho thuê đất với giá ưu đãi,…
Trong tương lai, mặc dù các hình thức bán lẻ hiện đại được dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tuy nhiên hình thức chợ truyền thống vẫn không thể thay thế, do tập quán xưa tới nay của người Việt, 90% các bà nội trợ Việt Nam vẫn mua đồ ở các chợ truyền thống. Do đó, cần có định hướng để duy trì và phát triển hình thức bán lẻ này như: cải tạo không gian chợ, đa dạng hóa các mặt hàng để phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội.
Ngoài ra cũng cần có những giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Dưới đây là kết quả điều tra về những kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ trong nước ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Biểu đồ 10: Kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Bộ Công Thương về thị trường bán lẻ ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng)
Kết quả điều tra cho thấy, yếu tố doanh nghiệp cần hỗ trợ nhiều nhất chính là vốn. Do đó Nhà nước cần đề ra những chính sách vay ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là với các doanh nghiệp có ý định kinh doanh ở vùng nông thôn, các địa bàn mà hệ thống bán lẻ còn chưa phát triển.
Bên cạnh đó, cần tạo môi trường pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch trong lĩnh vực cạnh tranh và thương mại, tạo điều kiện để thành lập Hiệp hội siêu thị, Hiệp hội các nhà bán buôn, bán lẻ.
Xây dựng mô hình thương mại hiện đại tại Việt Nam do người Việt Nam điều hành và một số chuyên gia nước ngoài hỗ trợ quản lý khai thác, nhằm mục tiêu: tạo thế cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài để giành thị phần trong nước đang được cho là việc làm cần thiết hiện nay.
KẾT LUẬN
Bán lẻ là một hoạt động không thể thiếu của nền kinh tế và là lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận. Hệ thống bán lẻ của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những tiến bộ đáng kể, thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ tiêu dùng và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên qua quá trình phát triển, bán lẻ nước ta còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cần được khắc phục, mà quan trọng nhất là làm sao cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đang đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam, để thị trường bán lẻ của Việt Nam không bị các tập đoàn này thôn tính. Phân phối nói chung và bán lẻ nói riêng giống như chiếc chìa khóa trong nền kinh tế. Nếu như bị nước ngoài nắm giữ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Không chỉ có vậy, hệ thống bán lẻ nếu bị nước ngoài lấn át thì thị trường sẽ tràn ngập hàng ngoại, dẫn tới nguy cơ lạm phát, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Do đó có những biện pháp bảo vệ và giữ vững thị trường bán lẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam để họ nâng cao năng lực cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ quốc tế, hướng tới một thị trường bán lẻ phát triển cân đối, có quy hoạch để phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Thị Nhiễu - Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại - Nhà xuất bản Thống kê - 2002 Thống kê - 2002
2.Báo cáo kết quả điều tra thị trường bán lẻ của Bộ Công Thương.
3.Báo cáo của Tổng cục thống kê về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vụ
4.Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoácủa doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoácủa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
5.Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa. phát triển mạnh thị trường nội địa.
6.Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM về quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại.
7.Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
8.Một số trang thông tin điện tử
• Diễn đàn doanh nghiệp - http://dddn.com.vn/ - 22/6/2009 - Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự thật sau những con số - Mạnh Quân
• Diễn đàn doanh nghiệp - http://dddn.com.vn/ - 16/04/2009 - Thị trường bán lẻ Việt Nam: Thiếu mặt bằng kinh doanh - Tiến Dũng
• Tạp chí điện tử Thương trường - http://thuongtruong.com.vn/ - 11/05/2009 -