III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 1 Những ưu điểm
TRƯỜNG PHÂN PHỐI I VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM
I. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM
Vấn đề lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp gặp phải, đó là thiếu vốn. Vậy giải pháp nào cho các doanh nghiệp trong việc tăng cường vốn trong kinh doanh?
Thứ nhất, doanh nghiệp bán lẻ nên mở rộng hợp tác với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vì đây là nguồn cung vốn rất lớn mà các doanh nghiệp bán lẻ cần phải tận dụng. Muốn vậy các doanh nghiệp cần tạo dựng nên hình ảnh và uy tín cho mình, tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các phương án kinh doanh khả thi và đảm bảo trả gốc và lãi đúng thời hạn.
Thứ hai, có thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Ở nước ta thị trường cổ phiếu mới phát triển do vậy các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác nguồn vốn từ thị trường này. Để có thể tham gia vào thị trường này các doanh nghiệp bán lẻ phải phải cổ phần hoá doanh nghiệp, để thu hút được các nhà đầu tư doanh nghiệp phải cho họ thấy rỏ những lợi ích mà nhà đầu tư có thể nhận được trong dự án. Phải tạo niềm tin cho các nhà đầu tư bằng những kết quả mà
doanh nghiệp đã đạt được trong thời gian qua, cũng như triển vọng phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng quy mô thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp trong ngành. Đây là xu hướng của thị trường bán lẻ trong những năm tới, không chỉ là để mở rộng kinh doanh, mà còn là biện pháp thiết thực để nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ nước ta đều có quy mô nhỏ và có nguồn vốn rất hạn hẹp, do đó không có đủ vốn để mở rộng đâu đầu tư. Việc liên kết các doanh nghiệp trong ngành một mặt sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô của doanh nghiệp không phải tốn các chi phí cho quá trình đầu tư mở rộng sản xuất. Mặt khác sẽ tận dụng được những kinh nghiệm của nhau để phát triển, tận dụng được thị trường hiện có của doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian cho việc mở rộng thị trường. Với hệ thông các cửa hàng đại lý, các cơ sở ở nhiều nơi cho cho phép doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quảng bá và phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng về với mình. Đồng thời cũng tạo nên một dào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành và tạo nên một sức ép lớn cho đố thủ cạnh tranh.
Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng và các doanh nghiệp vận tải. Người cung ứng là những người cung cấp hàng hoá cho các doanh nghiệp bán lẻ, do vậy việc tạo lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng đảm bảo nguồn cung hàng cho doanh nghiệp luôn ổn định, cũng có thể doanh nghiệp sẽ mua được hàng với giá rẻ hoặc hưỡng mức chiết khấu cao hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp không nên mua hàng từ một nhà cung ứng mà phải mua từ nhiều nhà cung ứng, tránh tình trạng phải phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung ứng này. Hơn nữa khi đó doanh nghiệp cung tránh được rủi ro khi thiếu hàng khi nhà cung ứng gặp trục trặc trong kinh doanh và cũng không bị các nhà cung ứng ép giá. Tương tự như vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn người vận tải có uy tín, có trách nhiệm để đảm bảo rằng hàng không bị hư hỏng khi đi trên dường vận chuyển và khi doanh nghiệp có nhu cầu phải đáp ứng một cách nhanh nhất. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải thận trọng khi lựa chọn nhà vận tải để không phải phụ thuộc quá nhiều vào nhà vận tải ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực và quản lý là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Do đó phải có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo các nhà quản trị trong doanh nghiệp. để họ có thể tiếp cận và học hỏi các phương pháp quản lí hiện đại về áp dụng cho doanh nghiệp. Thu hút những người lao động có trình độ về với doanh nghiệp. Ngoài ra, bán lẻ là một ngành rất đặc thù vì nó là hỗn hợp của sản phẩm và dịch vụ, để làm hài lòng khách hàng, ngoài yếu tố sản phẩm, chất lượng phục vụ cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do đó cần chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng, không chỉ nắm được những thông tin về sản phẩm để tư vấn cho khách hàng khi cần thiết, mà cần nâng cao kỹ năng bán hàng, tận tình giới thiệu, tư vấn và giải đáp những thắc mắc cho khách. Đôi khi chỉ một ánh mắt thiếu thiện cảm của nhân viên bảo vệ, sự thờ ơ của nhân viên phục vụ, tác phong chậm chạp của nhân viên tính tiền, sự vô ý của nhân viên giao nhận hoặc gặp sự cố mà không có ai giúp đỡ... sẽ khiến cho doanh nghiệp mất khách.
Khách hàng là yếu tố chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, tâm lý khách hàng để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Cần chú trọng hơn nữa tới các chiến dịch quảng cáo, marketing. Ngoài ra, các dịch vụ bổ sung cũng tạo ra những hiệu ứng rất tích cực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ, do đó cần mở rộng các dịch vụ này để phục vụ khách hàng tốt hơn và thu hút khách đến với doanh nghiệp, ví dụ như dịch vụ bao bì, đóng gói, vận chuyển hàng tận nhà, bảo hành sửa chữa ... hay kết hợp giữa nơi bán hàng và nơi giải trí, có chỗ cho con trẻ vui chơi trong khi người lớn mua hàng (có thể là phòng chiếu phim, chơi games, phòng vẽ tranh…). Riêng ở Việt Nam, sẽ rất khó thành công trong việc mở siêu thị nếu không có dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng.
Việc dự báo, phân tích xu hướng thị trường trong tương lai và xây dựng các chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng thời kỳ sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách có định hướng và hiệu quả hơn, đồng thời cũng hạn chế được các rủi ro . Các doanh nghiệp bán lẻ cần xây dưng các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, từ đó làm cơ sở cho việc xác định các kế hoạch dự trữ và mua hàng từ các nhà cung ứng, có những dự chù về tài chính cho phù hợp và đưa ra các chiến lược marketing nhăm xúc tiến bán hàng và phát triển thương hiệu.
Cần học hỏi kinh nghiệm của các thị trường bán lẻ khác trên thế giới cũng như của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Doanh nghiệp cũng phải đổi mới công nghệ áp dụng để nâng cao năng suất lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh.