Một số yếu tố khác

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam (Trang 43 - 44)

III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 1 Những ưu điểm

g. Một số yếu tố khác

Mặc dù một số doanh nghiệp cũng đã tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường và thị hiếu của khách hàng, tuy nhiên công tác này chưa thực sự được chú trọng và đầu tư thích đáng, đưa ra các quyết định chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và cảm tính, hoạt động marketing vẫn chưa được đẩy mạnh.

Phần lớn số doanh nghiệp bán lẻ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm tới 90%), tiềm lực tài chính hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ.

Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực của bộ máy điều hành cũng như cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20-40%)

Việc liên kết giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất chưa chặt chẽ, dường như việc liên kết mới chỉ dừng lại ở mục tiêu bắt buộc phải thực hiện để cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài, chứ chưa có chiến lược lâu dài, vì lợi ích của cả đôi bên. Có vố số câu chuyện để cho thấy cả hai bên vẫn chưa thực lòng với nhau và sẵn sàng hành hạ, bội ước khi có điều kiện. Tại doanh nghiệp bán lẻ thì nhân viên sẵn sàng tiêu cực, bắt bí các nhà sản xuất khi đưa hàng vào siêu thị. Còn nhà sản xuất cho các mặt hàng thì sẵn sàng phá hợp đồng khi thị trường có biến động.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w