Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Công nhân là đối tượng chính thực hiện việc thi công, hoàn thành công trình. Do vậy, việc thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương một cách đầy đủ và hợp lý cho người lao động là một yếu tố tạo nên sự đảm bảo về chất lượng, tiến độ thi công công trình. Việc thực hiện chế độ tiền lương
Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có ... ... ... ... ... ... 136 6/12/09 Mua cát đá cho CT QL38B - Hưng Yên 331 59.020.000 145 7/12/09 Mua xi măng cho CT
QL38B - Hưng Yên
331 82.900.000 18T
Ư
10/12/09 Ong Dũng thanh toán TƯ QL38B - Hưng Yên
141 250.000.000 165 12/12/90 Mua thép phi 8 cho CT
QL38B - Hưng Yên 331 163.000.000 170 21/12/08 Mua cát đá cho CT QL5 Hà Nội-Hải Phòng 331 150.025.000 ... ... ... ... ... ... k/c 31/12/08 K/c chi phí NVLTT CT QL38B - Hưng Yên 154 3.357.000.000 k/c 31/12/08 K/c chi phí NVLTT CT QL5 Hà Nội-Hải Phòng 154 2.545.000.000 ... ... ... ... ... ... Cộng 10.037.456.00 0 10.037.456.000
phải đảm bảo cho sự thỏa mãn nhất định của người lao động, vừa tạo động lực cho người lao động, vừa phải đảm bảo chi phí tiền lương nằm trong khuôn khổ dự toán của từng công trình, hạng mục công trình.
Do đặc điểm của ngành xây lắp mang tính thời vụ, địa điểm thi công không cố định nên lao động trực tiếp của Công ty bao gồm hai bộ phận: Một là: lao động thuộc biên chế của Công ty, do Công ty quản lý và đào tạo; Hai là: lao động thuê theo mùa vụ và thuê theo địa điểm thi công công trình. Ở Công ty, lao động trực tiếp sản xây lắp chủ yếu là lao động thuê ngoài, số lượng những lao động này do các tổ đội thi công trực tiếp thuê, tùy theo nhu cầu công việc, đó là một biện pháp giải quyết lao động một cách hữu hiệu mà hiện nay hầu hết các công tư xây lắp đều thực hiện nhằm giảm bớt chi phí.
Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) là khoản thù lao lao động mà Công ty phải trả cho người lao động trực tiếp thi công công trình, là bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Trong tổng giá trị công trình của Công ty, khoản mục này chiếm một ty lệ không lớn từ 5% đến 10%, nhưng tỉ lệ này thường biến động bởi các điều kiện và tính chất của công trình thi công. Do đó, việc hạch toán chính xác, hợp lý CP NCTT có ý nghĩa rất lớn, liên quan trực tiếp đến việc hạch toán hợp lí, chính xác giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mặt khác, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, thanh toán tiền lương, tiền công thỏa đáng cho người lao động. Khoản mục chi phí nhân công trục tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng giao thông 1 bao gồm:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích trên lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất. Không bao gồm chi phí tiền lương và số trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương cơ bản của công nhân gián tiếp sản xuất như: Đội truởng đội thi công, nhân viên kĩ thuật, thống kê kế toán, thủ kho, bảo vệ công trình, … (khoản chi phí này được hạch toán vào TK 627-chi phí sản xuất chung).
- Ngoài ra, còn bao gồm các khoản phụ cấp khác như phụ cấp khu vực, thu hút, trách nhiệm...
Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo hợp đồng dài hạn (công nhân trong danh sách) và hợp đồng ngắn hạn (công nhân ngoài danh sách) đối với lao động trực tiếp. Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm kết hợp với xếp loại chất lượng lao động và trả lương theo thời gian cho công nhân. Như vậy, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty bao gồm: Tiền lương trả theo sản phẩm, tiền lương trả theo thời gian, các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân ốm đau, thai sản... Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Để hạch toán CFNCTT kế toán Công ty sử dụng các tài khoản sau:
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TK này bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và TK này được chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình
- TK 334: Phải trả cho công nhân viên. TK này phản ánh các khoản phải trả cho người lao đông trực tiếp, cũng như lao động gián tiếp xây lắp. Và TK này được mở chi tiết thành hai tiểu khoản:
TK 3341: Phải trả công nhân viên TK 3342: Phải trả lao động thuê ngoài
Quá trình hạch toán CFNCTT tuân theo sơ đồ sau:
Chứng từ và sổ sách kế toán hạch toán CPNCTT:
Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán như: - Hợp đồng thuê nhân công ngoài
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành - Bảng chấm công
- Bảng phân bổ lương và BHXH
- Và một số các chứng từ liên quan khác.
Quy trình luân chuyển chứng từ được tiến hành cụ thể như sau:
Dựa vào các quyết định giao khoán của Công ty được lập một lần và giao cho xí nghiệp, tổ đội thi công công trình. các đội trưởng tiến hành tổ chức quá trình thi công, cân đối nguồn nhân lực, phân công số lao động cho các công trình, hạng mục công trình đã được giao sao cho đảm bảo cả về mặt quản lý và mặt kỹ thuật.
Đối với công nhân hợp đồng ngắn hạn, tiền công căn cứ vào đơn giá tiền công thỏa thuận trong hợp đồng lao động và biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán. Trên cơ sở hợp đồng giao khoán xây lắp, căn cứ vào khối lượng công việc được giao, giá nhận khoán, các định mức, đơn giá dự toán thi công, … cán bộ phụ trách có trách nhiệm phụ trách nhân công, đồng thời kế toán đội tiến hành theo dõi, tập hợp và sắp xếp chứng từ theo từng công trình, hạng mục công trình và tiến hành hạch toán ban đầu. Định kỳ, kế toán đội chuyển toàn bộ
TK 334,338 TK 622 TK 154
TL và CKTTL trả cho NV trực tiếp XL
K/c CP NCTT cuối kỳ
chứng từ, tài liệu liên quan về phòng kế toán công ty để tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Đối với lao động thuê ngoài, là lao động thường có sẵn tại các địa phương nơi thi công các công trình. Đây là lực lượng lao động giá rẻ, không tốn kém các khoản chi phí như đi lại, lán trại tại các công trường. Do tính chất là lao động mùa vụ nên lực lượng lao động này thường đảm nhiệm các công việc đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao như: bưng bê, rửa đá, xây tường, đổ bê tong, xây thô, … việc thuê những lao động này do đội đảm nhiệm thông qua hợp đồng “Hợp đồng khoán nhân công” (Biểu 2.8). Hợp đồng này thường là sự ký kết giữa một bên là đại diện đội và một bên là một nhóm người lao động do một người đứng ra đại diện về việc giao khoán thực hiện một công việc cụ thể. Theo nguyên tắc thì hợp đồng này phải kèm theo danh sách các lao động. Trong một số trường hợp, lao động được trả theo lương công nhật với mức thù lao cố định. Do tự đứng ra thuê lao động nên cách tính lương và phương thức thanh toán cho lao động thuê ngoài là tùy thuộc vào từng tổ đội. Đối với những lao động này, xí nghiệp không chịu trách nhiệm trích BHXH, BHYT mà tính toán hợp lý vào đơn giá giá công trình và điều kiện thi công cụ thể. Công ty chỉ chịu trách nhiệm quản lý về số tổng cộng do đội chuyển lên cùng các chứng từ cần thiết.
Biểu 2.8: Hợp đồng giao khoán nhân công
TỔNG CÔNG TY XDCT GT 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Công ty CP ĐT Thương mại và XD GT 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 05/HĐKNC Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2008
HỢP ĐỒNG KHOÁN NHÂN CÔNG
Tên công trình: Đường quốc lộ 38B- QL38B Hưng Yên
Phần việc: Phần móng
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO VIỆC (BÊN A)
Ông: Nguyễn Văn Dũng Chức vụ: Đội trưởng đội XD số 2
Ông: Lê Văn Toàn Chức vụ: Tổ trưởng Địa chỉ, quê quán: Khoái Châu - Hưng Yên
Hai bên cùng thống nhất các nội dung sau: Bên A giao khoán cho bên B thi công công trình đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, kích thước, mỹ thuật, theo yêu cầu của cán bộ kỹ thuật thi công và được bên sử dụng nghiệm thu.
ST T
Nội dung công việc Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Sản xuất lắp dựng cốt thép 25,743 tấn 1.000.00
0
25.743.000
2 Đổ bê tông 60,820 M3 100.000 60.820.000
Cộng 86.563.000
(Bằng chữ: Ba trăm năm mươi chín triệu năm trăm ngàn đồng chẵn)
Trách nhiệm của bên A: Cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu với điều kiện bên B phải sử dụng tiết kiệm theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Bên A cho bên B mượn bản vẽ thi công khi cần thiết, tạo điều kiện giúp bên B nguồn điện, nước, đăng ký nhân khẩu tạm trú ăn ở sinh hoạt.
Trách nhiệm bên B: Thi công theo yêu cầu của bên A, đảm bao an toàn lao động một cách cao nhất, thực hiện đúng nội quy an toàn do bên A đề ra, đảm bảo tiết kiệm vật tư. Phải có danh sách thợ thi công và bản cam kết an toàn lao động của từng công nhân giao cho bên A. Nếu làm sai không được nghiệm thu thì bên B phải chịu đền bù toàn bộ giá trị vật tư và nhân công cho bên A. Thời gian khởi công: Ngày 01 tháng 12 năm 2008
Thời gian hoàn thành: Ngày 15 tháng 12 năm 2008
Nếu chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình do bên A yêu cầu thì bên B phải chịu phạt 2% giá trị hợp đồng.
Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký kết và được lập thành hai bản mỗi bên giư một bản.
Khi công việc hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu và bàn giao khối lượng công việc hoàn thành và lập “Biên bản nghiệm thu khối lượng (Biểu 2.9) hoàn thành. Đây là căn cứ để lập “Biên bản thanh lý hợp đồng lao động” (Biểu 2.10).
Biểu 2.9: Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc xây lắp hoàn thành BIÊN BẢN NGHIỆM THU
KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP HOÀN THÀNH
Tháng 12 năm 2008
Căn cứ hợp đồng giao khoán nhân công số 05/HĐGKNC ký ngày 29/11/2008 Hôm nay, ngày 15/12/2008
Tại công trình: Đường quốc lộ 38B- QL38B Hưng Yên. Chúng tôi gồm có:
I. ĐẠI DIỆN BÊN A:
Ông: Nguyễn Văn Dũng Chức vụ: Đội trưởng đội XD số 2 I. ĐẠI DIỆN BÊN B:
Ông: Lê Văn Toàn Chức vụ: Tổ trưởng
Địa chỉ: Khoái Châu - Hưng Yên
Hai bên cùng thống nhất xác định khối lượng công việc đã thực hiện được trong tháng như sau:
STT Nội dung công việc ĐVT KL
1 Sản xuất ống vách Tấn 4,233
2 Bê tông sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ công, bê tông lót móng đá 4x6- chiều rộng <=250cm, M100
M3 36,510
3 Bê tông sản xuất bằng máy trộn, đổi thủ công Bê tông móng đá 1x2, chiều rộng <=25cm,M250
M3 24,310 4 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép bê tông tại
chỗ, cốt thép móng, đường kính <= 10mm
Tấn 21,51
Biểu 2.10: Biên bản thanh lý hợp đồng lao động
TỔNG CÔNG TY XDCT GT 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Công ty CP ĐT Thương mại và XD GT 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 05/HĐKNC Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2008
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(V/c thi công công trinh: Quốc lộ 38B-QL38B Hưng Yên) -căn cứ hợp đồng giao khoán số 05/HĐGKNC ký ngày 29/11/2008 -Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày 15/12/2008
Chúng tôi gồm có:
II. ĐẠI DIỆN BÊN A:
Ông: Nguyễn Văn Dũng Chức vụ: Đội trưởng đội XD số 2 III. ĐẠI DIỆN BÊN B:
Ông: Lê Văn Toàn Chức vụ: Tổ trưởng
Địa chỉ: Khoái Châu - Hưng Yên
Hai bên cùng xem xét việc thực hiện hợp đồng khoán số 05/HĐGKNC ký ngày 29 tháng 11 năm 2008 và thống nhất kết luận như sau:
1. Hai bên đã nghiêm chỉnh thực hiện đúng nội dung các điều khoản ghi trong hợp đồng, khối lượng đã hoàn thành và bàn giao cho bên A.
2. Giá trị thanh lý hợp đồng là: 86.563.000VNĐ.
3. Bên B đã tạm ứng số tiền: 36.563.000 VNĐ. Bên A còn phải thanh toán cho bên B số tiền là: 50.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng chẵn).
4. Sau khi bên A thanh toán hết số tiền trên cho bên B, Hợp đồng kinh tế số 05/HĐGKNC ký ngày 29 tháng 11 năm 2008 giữa hai bên không còn hiệu lực
Đại diện bên A Đại diện bên B
Đối với cả lao động thuê ngoài và lao động trực tiếp sản xuất xây lắp của Công ty, trong quá trình làm việc đều được theo dõi một cách hợp lý và chặt chẽ thông qua “Bảng chấm công” và cuối mỗi tháng tại tổ, đội phải căn cứ vào Bảng chấm công, đơn giá tiền lương cho mỗi công nhân để lập bảng
thanh toán lương. Trong mọi trường hợp Bảng chấm công và Bảng thanh toán tiền lương luôn là căn cứ chứng từ để kế toán Công ty hạch toán CF NVLTT. (Đối với lao động thuê ngoài theo khối lượng thì Xí nghiệp thanh toán tiền lương trực tiếp cho người đại diện, người đại diện có trách nhiệm trả lương cho các thành viên trong nhóm và bà giao cho Xí nghiệp danh sách nhận lương có ký nhận).
Tiền lương của đội sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. Sau khi trừ đi chi phí tiền lương trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất, quĩ lương còn lại được chia cho bộ phận gián tiếp sản xuất như đội trưởng, kĩ thuật, thống kê kế toán, thủ kho, bảo vệ công trình. Chi phí nhân công được chia cho từng tổ sản xuất căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện được trong tháng của từng tổ sản xuất. Khối lượng công việc thực hiện được của từng tổ sản xuất do cán bộ kĩ thuật theo dõi ghi vào sổ theo dõi công việc hoàn thành. Tại các tổ sản xuất, căn cứ vào tổng số tiền lương chia cho tổ trong tháng, số lao động trong tổ, cấp bậc lương, thời gian lao động, khối lượng công việc giữa đội sản xuất với người lao động là lao động thời vụ (khi họ đã hoàn thành khối lượng công việc giao khoán đảm bảo đúng chất lượng theo đúng yêu cầu ghi trong hợp đồng đã ký).
Cách tính lương tại Công ty. Lương thời gian =
Mức lương bình quân một ngày x
Số ngày hưởng lương thời gian
Lương sản phẩm = Mức lương bình quân một đơn vị khối lượng sản phẩm hoàn thành x
Khối lượng đơn vị sản phẩm hoàn thành
Mức lương bình quân một ngày của mỗi công nhân ở mỗi tổ sản xuất có sự khác biệt phụ thuộc vào khối lượng, mức độ công việc của mỗi công nhân thực hiện
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng chia lương, nhật kí làm việc do các tổ sản xuất gửi lên cùng hợp đồng kinh tế nội bộ, thống kê kế toán các đội sản xuất sẽ tính tiền lương cho từng công nhân trực tiếp sản xuất biểu hiện trên bảng thanh toán lương cho từng tổ sản xuất, Bảng thanh toán tiền lương cho toàn đội sản xuất.
Theo đó, cuối mỗi tháng kế toán tập hợp các chứng từ liên quan chuyển lên phòng Tài chính - Kế toán ở Công ty để làm thủ tục tạm ứng tiền lương. Kế toán Công ty kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, … theo đó tiến hành xuất quỹ cho tạm ứng tiền. Sau đó, tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH đồng thời ghi Sổ chi tiết TK 622 (Biểu 2.11), vào Sổ cái TK 622 (Biểu