Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 65 - 69)

D. Kết luận và đề xuất đầu tư dự án 1 Kết luận

1.3.3đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh.

a. Một số thành tựu đã đạt được.

- Trong công tác tín dụng, các cán bộ tín dụng với nhận thức được quán triệt thành phương châm: “Mở rộng cho vay đến đâu phải chắc chắn và có hiệu quả đến đấy” do đó công tác thẩm định đã được Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh rất được coi trọng trong xét duyệt cho vay. Quy trình thẩm định tín dụng của chi nhánh được coi là một quy trình tương đối chặt chẽ và có tính khoa học. Các bước xét duyệt một món vay có mối quan hệ chặt chẽ và có thể bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, nếu thực hiện đầy đủ các bước của quy trình trước thông qua việc thực hiện các quy trình tiếp theo. Do đó công tác thẩm định tín dụng luôn được tiến hành nghiêm túc nên năm 2009 đã làm giảm những khoản nợ khó đòi.theo thống kê 12/2009 tỷ lệ nợ xấu ước tính chiếm 2,6% trong tổng dư nợ với số dư 30 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa phản ánh được hoàn toàn công tác tình hình thẩm định các dự án. Bởi hai năm 2008, 2009 là hai năm mà nền kinh tế chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, do đó có những yếu tố bất thường nằm ngoài tầm kiểm soát của Chi nhánh cũng như khách hàng.

- Với những dự án đầu tư xin vay vốn, các cán bộ tín dụng đã đi sâu kiểm tra, xem xét tất cả các phương diện của dự án đó, rồi từ đấy tiến hành phân tích, đánh giá kỹ càng để đưa ra kết luận cuối cùng là có cho vay vốn hay không, nếu có thì với số vốn bao nhiêu là hợp lý, kỳ hạn nợ như thế nào để sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh đồng thưòi bám sát và kiểm tra đôn đốc

thu nợ đạt kết quả tốt. Các cán bộ tín dụng đã dần dần xâm nhập vào thị trường, bám sát các đơn vị kinh tế cơ sở, giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

- Giai đoạn kiểm tra giám sát nguồn vốn sau khi cho vay cũng được thực hiện chặt chẽ. Trách nhiệm của khoản vay được gắn liền với trách nhiệm của cán bộ tín dụng nên việc kiểm tra, kiểm soát món vay được cán bộ tín dụng thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao.Khi phát hiện đơn vị sử dụng vốn sai mục đích, Chi nhánh đã kiên quyết xử lý với các hình thức như : Bắt hoàn trả lại hoàn toàn số vốn đã vay bằng tiền bằng các tài sản, đồ dùng có giá trị hoặc thanh lý tài sản thế chấp. Phạt không quan hệ tín dụng…

- Trong quá trình thẩm định vay vốn bên cạnh các chỉ tiêu về năng lực tài chính của doanh nghiệp và của dự án xin vay vốn thì năng lực của người vay vốn mà đặc biệt là khả năng quản lý và khả năng sản xuất kinh doanh cũng đã được Chi nhánh chú ý tới, các khoản tín dụng lớn thường được phê duyệt với những khách hàng có đủ năng lực và uy tín.

- Khi cho vay Chi nhánh luôn chú trọng nguyên tắc vay vốn phải có vật tư hàng hoá tương đương để bảo đảm. Ngoài ra để hạn chế rủi ro Chi nhánh đã khai thác triệt để việc thế chấp của đơn vị vay vốn. Đối với những đơn vị kinh doanh có mức độ rủi ro cao thì Chi nhánh chỉ cho vay nếu có tài sản gửi tại Chi nhánh. Những trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản cố dịnh và giấy tờ có giá trị đều được xem xét một cách chặt chẽ và chỉ khi chứng minh được tính hợp pháp của chúng thì khi đó mới xem xét cho vay vốn. Bên cạnh đó công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ theo định kỳ đã giúp Ngân hàng nắm được các thông tin mang tính cập nhật về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả

năng tài chính của khách hàng để từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

- Ngoài ra việc định kỳ hạn nợ được Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Tĩnh rất coi trọng, nó có liên quan đến việc quyết định lượng vốn cho vay. Vì nếu định kỳ hạn nợ không đúng với chu kỳ sản xuất, thời điểm tiêu thụ sản phẩm thì sẽ dễ dàng dẫn đến việc vốn vay bị sử dụng sai mục đích hoặc chưa trả được nợ, phải gia hạn nợ. Còn nếu lượng vốn vay nhiều quá sẽ gây ra tình trạng thừa vốn…. Nếu rơi vào một trong các trường hợp trên thì rất có thể dẫn tới rủi ro cho Chi nhánh trong việc thu nợ. Nhờ nhận thức như vậy mà trong năm qua Chi nhánh đã hạn chế được số trường hợp vay vốn phải gia hạn nợ, nợ xấu.

b. Những tồn tại và khó khăn còn vướng mắc.

Bên cạnh những thành công đã đạt được như trên thì công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP ngoại thương Hà Tĩnh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là:

- Chi nhánh còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay mà chưa xem trọng các yếu tố khác như môi trường, xã hội do đó công tác thẩm định chưa mang đầy đủ ý nghĩa thực sự của nó.

- Chi nhánh còn thiếu một đội ngũ cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, nghiệp vụ trong khi đó với sự lớn mạnh và sự tin cậy của khách hàng đối với Chi nhánh trong những năm gần đây không ngừng tăng lên do đó khối lượng thẩm định dự án là rất lớn và rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, vì vậy đòi hỏi Chi nhánh phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu các vấn đề về đời sống kinh tế, chính trị , xã hội mới có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.

- Các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định như IRR, NPV… còn mang nặng tính lý thuyết,mà chưa thực sự giúp ích thực sự cho công tác thẩm định của Chi nhánh.

- Đánh giá tình hình tài chính dự án trong điều kiện rủi ro chưa thực sự được quan tâm, cho dù đã đưa một số phương pháp phân tích như phân tích độ nhạy vào quá trình thẩm định nhưng việc phân tích này mới chỉ dựa trên sự giả thiết chủ quan sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng.

Nguyên nhân của những tồn tại và khó khăn trên:

- Trong những năm gần đây, thực hiện việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên. Mặc dù với đội ngũ cán bộ trẻ có nhiệt huyết và tinh thần cầu tiến trong công việc đã tạo nên sự năng động cho Chi nhánh, tuy nhiên vì còn trẻ nên phần lớn chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó công tác thẩm định dự án không những đòi hỏi kiến thức rộng mà quan trọng là kinh nghiệm từng trải qua nhiều lần thẩm định các dự án.

- Việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các ngân hàng còn hạn chế. Công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng chưa được ngân hàng chú trọng và đầu tư có bài bản.

- Mặc dù công tác cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ từ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp mà còn từ các tờ báo và phương tiện thông tin khác. Nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng về khách hàng khi cần thiết đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng được một hệ thống thông tin riêng, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng trên nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định. - Như đã đề cập trong báo cáo thực tập tổng hợp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Chi nhánh nói chung và trong công tác thẩm định nói riêng còn hạn

chế, chưa ứng dụng những phầm mềm hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp, dẫn tới việc tính toán đôi khi cũng có sai sót.

- Chưa có các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế , tài chính… rõ ràng cho từng ngành nghề để làm chỉ tiêu tham chiếu so sánh.

- Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thông kế toán ... của cấp nhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, lại hay thay đổi gây khó khăn cho việc thẩm định.

PHẦN II:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 65 - 69)