C. Thẩm định dự án xin vay vốn.
i. Quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất
C.5 Thị trường đầu ra.
Nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai:
- Thị trường trong nước: Thời gian đầu năm 2009 sụt giảm, lượng thép sản xuất trong quý I/2009 ước tính đạt 761.000 tấn bằng 76% so với cùng kỳ năm 2008. Trước “Tính cảnh” của ngành thép, Bộ tài chính đã quyết định tăng thuế nhập khẩu phôi thép lên 8%; Thuế nhập khẩu cán thép là 15%. Đây là giải pháp tình thế để điều tiết sản xuất và nhập khẩu thép thực chất là “bảo hộ” sản xuất trong nước.
- Thị trường xuất khẩu: Giá phôi thị trường trong đó phôi thép Trung Quốc có giá bán rẻ nhất hiện nay nằm ở mức 250 – 320 USD/tấn. Trong khi đó giá phôi xuất xưởng của các nhà máy trong nước có công suất tương đương nhà máy liên hợp gang thép Hà Tĩnh năm ở mức 400 USD/tấn, mức giá này khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nguồn cung của thị trường hiện tại và tương lai
- Xác định các nguồn cung cấp hiện nay
+ Nguồn cung cấp trong nước:Những biến động về giá thép thế giới có chiều hướng giảm mạnh có nhiều nước bán hạ giá đẩy mạnh xuất khẩu thép sang nước khác đã gây sức ép không nhỏ đến nhiều doanh nghiệp thép trong nước. Hiện nay tồn đọng tại các doanh nghiệp nội địa hết quý 1/2009
đã vào khoảng 390.000 tấn phôi, khoảng 220.000 tấn thép xây dựng. Theo các DN lượng théo xây dựng sản xuất trong nước tồn đọng chưa có dấu hiệu dừng lại vì các DN Nhập khẩu vẫn tiếp tục bán những lô hàng đã nhập với giá rẻ hơn thép nội. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất phôi trong nước không cạnh tranh nổi với phôi nhập ngoại giá rẻ và việc Chính phủ tăng mức thuế nhập khẩu phôi từ 5% lên 8% là chưa đủ để hỗ trợ các DN sản xuát phôi trong nước.
+ Nguồn nhập khẩu: Lượng phôi thép nhập khẩu về VN trong 2 tháng gần đây gần 180.000 nghìn tấn.HIện tại các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc đã tập kết khoảng 100.000 tấn thép để chờ xuất khẩu sang Việt Nam. Mặt khác, nhiều nước xuất khẩu đã bán phá giá phôi thép và sản phẩm thép vào thị trường Việt nam với số lượng ngày càng lớn. Qua tính toán giá phôi nhập hiện đang thấp hơn giá thành sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp Việt nam. Đứng trước tình hình đó Bộ Tài chính đã quyết định tăng thuế đẻ cứu ngành thép.
- Nguồn cung cấp trong tương lai:
+ Nguồn cung cấp trong nước: Khi các nhà máy cán thép công suất lớn 100% vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động sản lượng phôi thép sản xuất hàng năm tăng cao và nhu cầu phôi thép trong nước cũng tăng cao, cung phôi thép sẽ không đáp ứng cầu thị trường, giá phôi sẽ tăng trở lại như trước đây
+ Nguồn nhập khẩu: Đối với ngành thép là ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nên được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ. Vì vậy phôi thép nhập khẩu sẽ chịu sự khống chế, quản lý của Chính phủ để không làm ảnh hưởng đến phôi thép sản xuất trong nước
So sánh cung cầu và dự báo triển vọng: Theo dự báo của
Trung tâm thông tin công nghiệp và thượng mại hiệu ứng tích cực của các gói giải pháp kích thích nên kinh tế của nhiều nước đã và đang thực hiện sẽ phát huy hiệu quả trong khoảng thời gian giữa năm 2009. Khi đó nhu cầu sử dụng
thép trên thế giới sẽ tăng mạnh, trong khi nhiều nhà máy sản xuất thép và phôi thép trên thế giới đã cắt giảm công suất và khó có thể phục hồi nhanh trở lại khi nhu cầu tăng mạnh, nhất là các nước phát triển đang dần phục hồi trở lại. Do đó nguy cơ tiềm ẩm thiếu hụt nguồn cung và giá thép, phôi thép có thể sẽ tăng cao trở lại. đối với Việt Nam, trước những gói giải pháp khích cầu đầu tư, tiêu dùng mà Chính phủ đã và đang thực hiện, cùng với việc phê duyệt đầu tư 35 nghìn tỷ đồng vào xây dựng nhà ở cho xã hội giai đoạn 2009-2010; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ như hạ lãi suất cho vay, giãn nợ… đã giúp các doanh nghiệp đẩy nanh tiến độ triển khai các công trình xây dựng, tác động trực tiếp đến sự phục hồi của thị trường thép, nhu cầu thép sẽ tăng trở lại.
Đánh giá phương án tiêu thụ sản phẩm của Dự án:
- Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm:
– So với các dự án có công suất tương tương tự thì dự án nhà máy liên hợp gang thép Hà Tĩnh có vị trí địa lý thuận lợi trong việc nhập khẩu nguyên liệu (gần cảng Vũng Áng), là dự án duy nhất trên địa bàn sản xuất thép. Với cổ đông chính Công ty TNHH Vạn Lợi và Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành là những đơn vị đã có nhiều năm hoạt động trong ngành, nên khi dự án đi vào hoạt động sẽ được sự hỗ trợ rất lớn của các cổ đông của Công ty.
– Về khả năng xuất khẩu: Dự án này có quy mô nhỏ so với các dự án cùng ngành giá thành sản phẩm cao nên khó có thể cạnh tranh với giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Vì vậy thị trường xuát khẩu là không khả quan đối với sản phẩm của dự án
- Đánh giá tính hợp lý, khả thi của phương án tiêu thụ
– Phương án tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ chủ yếu của nhà máy là các nhà máy cán thép Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Hiện tại Công ty đã ký được
hợp đồng cung cấp thép xây dựng với Công ty TNHH thép Nam Đô theo đó từ Quý IV/2009 đến Quý IV/2011 sẽ cung cấp 15.000 tấn thép cho Công ty TNHH thép Nam Đô. Do đó, về phương án tiêu thụ các sản phẩm của Công ty là khả quan.
– Về phương án tiêu thụ: Công ty chú trọng việc bán buôn cho các nhà máy cán thép trong nước, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhà máy cán thép thuộc tập đoàn thép Vạn Lợi