Một số giải pháp thực hiện cụ thể

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Trang 55 - 58)

II. Hệ thống các giải pháp

2. Một số giải pháp thực hiện cụ thể

Để đảm bảo an ninh lương thực trước mắt và lâu dài, cần phải có những hành động kịp thời và đúng đắn. Và với tình hình khủng hoảng lương thực trên toàn cầu như hiện nay, Việt Nam cũng cần có những biện pháp cụ thể, kịp thời.

Trước hết, các địa phương cần hạn chế và tiến tới chấm dứt không sử dụng đất lúa, nhất là đất lúa thuộc diện "bờ xôi, ruộng mật" để làm công nghiệp bởi theo tính toán của các nhà qui hoạch, để giải quyết vấn đề lương thực cho nước ta tiến tới trên 100 triệu dân thì phải giữ ổn định 4 triệu ha đất sản xuất lúa. Cần thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… trên lúa; chủ động các phương án đối phó với thời tiết bất thuận như hạn cuối vụ, mưa lũ sớm,... Có kế hoạch chuẩn bị thóc giống cho vụ Hè thu, vụ Mùa; đảm bảo đủ giống gieo cấy vượt kế hoạch về diện tích. Tăng cường đầu tư hạ tầng như thuỷ lợi, kênh mương nội đồng,... đảm bảo nước tưới chủ động cho gieo

trồng và thâm canh lúa. Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, cải tạo, chọn lọc và sản xuất giống; đảm bảo đủ giống lúa chất lượng, giống xác nhận phù hợp với điều kiện của từng vùng; tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn nông dân sản xuất lúa đúng qui trình công nghệ và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý.

Đồng thời, cần thường xuyên nắm sát diễn biến thị trường vật tư nông nghiệp trong và ngoài nước để chủ động việc nhập khẩu đảm bảo nguồn cung vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác dự báo thông tin, giá cả thị trường, khuyến nông,... để hướng dẫn nông dân áp dụng các qui trình kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm giống, phân bón, nước, thuốc trừ sâu, an toàn dịch bệnh,... giảm chi phí đầu vào; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả.

Ða dạng hóa sản xuất cây lương thực thực phẩm cũng là một cách bảo đảm an ninh lương thực. Ða dạng hóa sản xuất lương thực để giảm gạo ăn cho xuất khẩu trên cơ sở cải thiện cơ cấu bữa ăn. Cần có chương trình với tổ chức nghiên cứu thu thập, đánh giá, bảo tồn, tạo chọn giống mới và nắm bắt tiến bộ mới. Như ở Kiên Giang có anh nông dân Ba Hạo đã sản xuất nhiều giống khoai lang rất ngon, đang xuất khẩu sang nhiều nước.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước nên chủ động hơn trong khâu dự trữ lương thực bằng việc tập hợp các chuyên gia nông nghiệp giỏi có kinh nghiệm trong dự báo những biến động của tình hình nông nghiệp trong nước và thế giới, mở các hội thảo có chất lượng bàn về an ninh lương thực và những vấn đề liên quan đến nhu cầu lương thực toàn cầu.

Trên đây là một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực Việt Nam.

Kết Luận

An ninh lương thực là một vấn đề mang tính toàn cầu. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948 “mỗi người đều có quyền hưởng tiêu chuẩn sống đầy đủ về thể chất và phúc lợi của bản thân và gia đình, bao gồm lương thực và thực phẩm” trên thực tế cho đến ngày nay mới chỉ được cải thiện một phần. Tình trạng đói lương thực và thiếu các thực phẩm cần thiết hay được gọi là tình trạng mất an ninh lương thực đã và đang còn là thách thức lớn đối với toàn nhân loại.

Ngày nay, cùng với quá trình phát triển của nhân loại, con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà nguyên nhân sâu xa cũng chính do con người tạo ra, đó là quy luật của tự nhiên; song điều quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia là vừa phải biết chủ động ứng phó với những biến động đó, vừa phải có chiến lược phát triển an toàn và bền vững. Trong đó, vấn đề an ninh lương thực là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạch định chính sách kinh tế - xã hội tổng thể của mỗi quốc gia. Mọi tư tưởng xem nhẹ vấn đề này không chỉ gây khó khăn cho đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân, mà còn có nguy cơ gây bất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Với vấn đề dân số đang ngày càng tăng nhanh cũng như những thay đổi về khí hậu… thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm nói riêng và vấn đề an ninh lương thực nói chung đang trở nên rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc đảm bảo lương thực trong nước đồng thời duy trì sản lượng lương thực xuất khẩu đang được Đảng và Nhà Nước ta hết sức coi trọng. Với nỗ lực của bản thân cùng với sự hưỡng dẫn nhiệt tình chu đáo của Ths.Võ Thị Hòa Loan hy vọng bài viết sễ cung cấp phần nào kiến thức giúp chúng ta có cái hiểu rõ nét hơn về tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam và một số biện pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w