3. Nhận xét chung về tình hình an ninh lương thực Việt Nam giai đoạn 2006-
3.3. Nguyên nhân của khó khăn
An ninh lương thực Việt Nam nói riêng và an ninh lương thực thế giới nói chung đang đứng trước nhiều khó khăn và việc cần làm ngay lúc này đó là cần phân tích nguyên nhân của những khó khăn và tìm cách khắc phục nó.
Ở Việt nam, khác với tình cảnh chung thế giới: Đất sản xuất lúa đã và đang bị mất nhiều do phát triển công nghiệp, sân golf, đô thị hoá. Báo cáo của Cục Trồng trọt cho hay, từ năm 2000-2007, trung bình mỗi năm
nước ta mất 51.000ha đất canh tác lúa, tương đương với giảm 400.000- 500.000 tấn lúa/năm. Năng suất lúa tuy vẫn tăng, nhưng đang có xu hướng chững lại. Trong khi đó, dân số nước ta lại ngày càng tăng lên, dự kiến sẽ đạt khoảng 100 triệu người vào năm 2020, đạt 120-130 triệu người vào 2030. Bởi vậy, trong giai đoạn "nóng bỏng" của sốt gạo năm 2008 vừa qua, chẳng phải bỗng nhiên Bộ NNPTNT khuyến khích phát triển lúa vụ 3, mặc dù những năm trước đã phản đối.
Thay đổi khí hậu và năng lượng sinh học đã và đang tạo ra vô số thảm họa thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh và quan trọng hơn là thay đổi hệ sinh vật và sinh thái. Điều đó, lẽ tự nhiên sẽ cùng với sự tàn phá (cả vô tình lẫn hữu ý) của con người như săn thú, phá rừng, nhiều đất đai chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất nhiên liệu, dân số tăng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn nạn khói, bụi và nước thải, ... làm xuống cấp và hủy hoại môi trường. Nhất là gần đây, khủng khoảng năng lượng và tài chính đã gây ra không ít khó khăn cho việc sản xuất lương thực thực phẩm, giá lương thực tỷ lệ thuận với giá năng lượng lên cao, nguồn dự trữ lương thực thế giới giảm thấp kỷ lục. Như là hậu quả tất yếu, hàng loạt vấn đề về an ninh lương thực thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe đã và đang đe dọa tính mạng và đời sống của nhân loại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, mà theo dự báo của Liên Hợp quốc, Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng cao. Ví dụ mới nhất là những cơn lũ quét và bão lụt vừa qua (ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tĩnh, …) đã làm hàng trăm người bị chết và mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị cuốn phăng hoặc bị hủy hoại, tổn thất về kinh tế hàng ngàn tỷ đồng; Một số bộ phận dân cư các tỉnh này bị cô lập và bị thiếu đói / mất ANLTTP. Sau thiên tai, nhiều người dân vốn đã nghèo lại bị nghèo thêm; Khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết trở thành nỗi lo của mọi nhà và mọi người
Vì vậy, muốn đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 để đảm bảo đủ nhu cầu cho người dân trong nước, thì trước hết phải duy trì diện tích đất canh tác
lúa đến năm 2010 là 4 triệu hécta (sản lượng 36,5 triệu tấn), năm 2015 là 3,8 triệu hécta (38 triệu tấn), năm 2020 là 3,6 triệu hécta (39,8 triệu tấn) và giữ ổn định lâu dài từ sau năm 2020 đến năm 2050 là 3,5 triệu hécta.
Với cuộc khủng hoảng lương thực lần này, trước nguy cơ an ninh lương thực, an ninh chính trị - xã hội bị đe dọa, hơn bao giờ hết lãnh đạo nhiều quốc gia nhận thấy sự cần thiết phải chú trọng tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đầu tư đúng mức, đúng hướng, chấm dứt tình trạng lấy đất canh tác nông nghiệp màu mỡ cho các “dự án treo” phục vụ đô thị hoá, công nghiệp hoá.
Nguyên nhân bắt nguồn từ nhu cầu lương thực tăng, cung không đủ cầu; do thiên tai mất mùa; chi phí phân bón, vận chuyển cao do giá xăng dầu đắt đỏ, đẩy giá lương thực và các mặt hàng khác lên cao. Vì vậy, an ninh lương thực việt Nam nói riêng và an ninh lương thực thế giới nói chung cần có những chiến lược đứng đắn.