Giải pháp thúc đẩy sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Trang 53 - 55)

II. Hệ thống các giải pháp

1.Giải pháp thúc đẩy sản xuất

Tìm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia một cách bền vững luôn là vấn đề được mọi người đưa ra bàn luận phân tích bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Một trong những chiến lược đẩu tiên mà hầu hết các quốc gia đều lựa chọn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay đó là thúc đẩy sản xuất lương thực nhằm tăng năng suất lấp đầy khoảng trống lương thực mà thị trường đang cần. Nhưng thúc đẩy sản xuất bằng cách nào thì mỗi quốc gia, mỗi vùng lại có những cách thức làm khác nhau, sau đây là một số giải pháp hiệu quả và phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay:

Trước hết cần chú trọng áp dụng các quy trình công nghệ cao trong chọn tạo, phát triển và kỹ thuật thâm canh tổng hợp các giống lúa có năng suất cao, chất lượng cao, chống chịu tốt sâu bệnh và các điều kiện bất thuận. Bởi lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu. Phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 5%. Đồng thời, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong chế biến để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, giá trị từ các sản phẩm từ lúa gạo. Tăng hệ số sử dụng đất đạt trên 2%. Hạn chế và tiến tới cấm không sử dụng đất trồng lúa cho mục đích đô thị hóa và xây dựng các KCN trên đất trồng lúa.

Để thực hiện được giải pháp hạn chế không sử dụng đất trồng lúa cho mục đích đô thị hóa và xây dựng các KCN trên đất trồng lúa, cần phải tập trung vào

các vấn đề cụ thể sau: Kiểm kê hiện trạng của quy hoạch xây dựng đô thị, KCN và các đường giao thông để có số liệu chính xác về tình hình sử dụng đất không phù hợp với mục tiêu bình ổn diện tích đất canh tác lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Xác định các vùng có loại đất thích hợp (không phải đất trồng lúa) cho xây dựng đô thị và KCN. Nguyên tắc lựa chọn và xác định vùng xây dựng đô thị và KCN phải dựa trên cơ sở gắn kết quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, KCN và quy hoạch kinh tế - xã hội. Cần bổ sung, sửa đổi và xây dựng một số chính sách đúng đắn và phù hợp cho việc sử dụng đất để xây dựng đô thị và KCN nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và công bằng về lợi ích cho mọi thành phần kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho cộng đồng nông dân.

Để bảo đảm giữ vững an ninh lương thực quốc gia, về lâu dài cần nghiên cứu, thực hiện một hệ thống các giải pháp tích cực, đồng bộ từ sản xuất đến quản lý thị trường trong nước, đặc biệt trong khâu điều hành xuất khẩu gạo. Tập trung nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân để tăng cường đầu tư thâm canh cây lúa, ngô vụ hè - thu và vụ mùa nhằm đạt năng suất và sản lượng cao nhất có thể. Trong bối cảnh giá phân bón, thuốc trừ sâu đứng ở mức cao và tăng liên tục như hiện nay, Nhà nước và các tổng công ty lương thực cần có cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất lương thực theo các phương thức phù hợp với cam kết WTO để khuyến khích người sản xuất lúa, ngô yên tâm đầu tư vốn, lao động, khoa học - công nghệ, nhằm tăng vụ, tận dụng đất, thâm canh tăng năng suất, sản lượng, tăng sản lượng lúa hàng hóa.

Các bộ, ngành hữu quan, các tổng công ty lương thực, hiệp hội lương thực, các doanh nghiệp và chính quyền các cấp cần chủ động tổ chức lại hệ thống điều phối, thu mua, chế biến, bảo quản, kho dự trữ, quản lý thị trường lương thực trong nước để chủ động đối phó với những diễn biến bất thường của thị trường lương thực, chống đầu cơ tích trữ của tư thương. Cần có những giải pháp đồng bộ để củng cố, phát huy vai trò chủ đạo của các

doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh, điều phối lương thực trên phạm vi cả nước, cần rút kinh nghiệm để khắc phục những bất cập như đã xảy ra trong "cơn sốt" vừa qua.

Việc xuất khẩu gạo, cần tính toán lại theo nhiều phương án khác nhau để bảo đảm lợi ích của nông dân trồng lúa, của doanh nghiệp xuất khẩu gạo, của Nhà nước và của người tiêu dùng trong nước. Trong điều kiện hiện nay, trước mắt chúng ta chỉ nên xuất khẩu trong phạm vi lượng gạo đã ký theo hợp đồng. để chủ động bảo đảm an ninh lương thực và góp phần kiềm chế lạm phát.

Giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu gạo với nông dân trồng lúa trong phân phối lợi nhuận do xuất khẩu gạo đạt giá cao. Khắc phục tình trạng bất hợp lý như lợi nhuận xuất khẩu gạo tăng do giá cao, doanh nghiệp được lợi nhiều, nhưng thu nhập của nông dân trồng lúa không tăng tương ứng, do giá đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuê máy, công lao động còn tăng cao và nhanh hơn giá bán lúa cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Trang 53 - 55)