Tình hình huy động vốn và cho vay

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN

2.1.3.Tình hình huy động vốn và cho vay

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới các hình thức là huy động, cho vay, đầu tư, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã thực hiện công tác này

tương đối tốt, tạo nguồn vốn dồi dào – là cơ sở vững chắc cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Thanh Xuân

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Tăng (+), Giảm (-)

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Huy động vốn bằng VND 2.966.639 79,39 3.759.976 83,14 +793.337 26,74 2. Huy động bằng ngoại tệ (quy đổi) 770.030 20,61 796.681 16,86 +26.651 3,46 Thành phần vốn huy động 1. Tổ chức 1.043.781 27,93 2.436.873 5 3,89 +1.393.09 133,47 2. Dân cư 1.232.060 32,97 1.394.288 30,83 +162.228 13,17

3. Số dư trên tài khoản ATM 22.628 0,61 37.496 0,07 +14.868 65,71

4. Tiền vay của các tổ chức 1.438.200 38,49 688.000 15,21 -750.200 52,16

Tổng vốn huy động 3.736.670 4.522.257 +785.587 21,02

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Xuân năm 2008, 2009)

Các sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại tiện ích cho người sử dụng đã làm cho tổng vốn huy động của NHCT Thanh Xuân luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, tuy vẫn còn những dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng với nhiều biện pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: năng động điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn phù hợp với diễn biến thị trường, tăng cường tiếp thị, cung cấp gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế… ), khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới tác phong giao dịch, khai trương thêm nhiều điểm giao dịch, chi nhánh NHCT Thanh Xuân vẫn huy động được khối lượng vốn lớn.

Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động là 4.522.257 triệu đồng tăng 785.587 triệu đồng tương ứng với 21,02% so với năm 2008. Trong đó, nguồn vốn huy động bằng VND đạt 3.759.976 triệu đồng chiếm 83,14% tổng nguồn vốn huy

động, tăng 793.337 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với 26,74%. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy VND đạt 796.681 triệu đồng, chiếm 16,96% tổng nguồn vốn huy động, tăng 26.651 triệu đồng, tốc độ tăng là 3,46%.

Xét theo thành phần vốn huy động, nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm có: tiền gửi của tổ chức (bao gồm tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi của các định chế tài chính), tiền gửi dân cư, số dư trên tài khoản ATM và tiền vay của các tổ chức. Ngoài tiền vay của các tổ chức có tốc độ giảm so với năm 2008, các thành phần còn lại đều có tốc độ tăng trưởng tương đối cao: tiền gửi tổ chức là 133,47%, tiền gửi dân cư là 13,17% và số dư trên tài khoản ATM là 65,71%.

2.1.3.2. Tình hình cho vay

Với phương châm là tăng trưởng gắn liền với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính giao hiện tại hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển. Đặc biệt trong thời gian qua chi nhánh đã tăng cường, tập trung tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, vì vậy các sản phẩm cho vay với thời hạn ngắn và quy mô nhỏ của chi nhánh cũng đã gia tăng.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của chi nhánh NHCT Thanh Xuân

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Dư nợ cho vay 1.329 1.169 1.452

- Dư nợ ngắn hạn 523 39,3 358 30,6 462 31,8

- Dư nợ trung – dài hạn 806 60,7 811 69,4 990 68,2

Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

- DNNN 1.130 85 888 76 871 60

- DN ngoài quốc doanh 199 15 281 24 581 40

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Xuân năm 2007, 2008, 2009)

Năm 2008, kinh tế Việt Nam phát triển trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp và khó lường. Trong nửa đầu năm 2008, Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng, lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản và giảm sút chất lượng

đầu tư. Trước tình hình đó, để giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Vào những tháng cuối năm 2008, rủi ro liên quan tới mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ đã thổi bùng lên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hậu quả là một loạt các quốc gia phát triển cho đến những nền kinh tế mới nổi trong tam giác tài chính Á – Âu – Mỹ nối tiếp nhau rơi vào suy thoái.

Tuy không chịu ảnh hưởng quá nặng nề, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP trên 8% thì năm 2008 GDP chỉ đạt 6,2%. Trong tình hình khó khăn như vậy, một kết quả đáng khích lệ là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt gần 63 tỷ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008, thị trường ngân hàng Việt Nam cũng đã trải qua những biến động chưa từng có. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển sang nới lỏng một cách thận trọng trong những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của Ngân hàng Nhà nước tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ giá. Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng và 4 lần giảm. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh. Cơ chế điều hành tỷ giá cũng chi nhận những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử: biên độ có 3 lần nới rộng, tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh.

Trong bối cảnh kinh tế nhiều bất lợi cho hoạt động ngân hàng như vậy, chi nhánh NHCT Thanh Xuân vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh khoản và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được vào các hoạt động sinh lời. Dư nợ cho vay của chi nhánh giảm so với năm 2007 là 160 tỷ tương ứng với 12%, trong đó dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm và dư nợ trung – dài hạn thì có xu hướng tăng nhẹ. Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay DNNN cũng đã giảm, dư nợ DN ngoài quốc doanh có xu hướng tăng cao.

Bước sang năm 2009, tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn tiếp diễn nhưng đã có chiều hướng suy giảm. Trong bối cảnh đó, chi

nhánh NHCT Thanh Xuân đã tích cực thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ, tiết kiệm chi phí tối đa nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách lãi suất và phí dịch vụ hợp lý, ưu tiên khách hàng xuất khẩu, sản xuất chế biến nông thuỷ sản, DN vừa và nhỏ, góp phần làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế. Với định hướng “Hiện đại hoá; Minh bạch và lành mạnh tài chính; Tiêu chuẩn hoá dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng các hoạt động của từng lĩnh vực kinh doanh đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế; Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, phát triển thị phần trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bền vững; Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh”, chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã đạt được những bước tiến vượt bậc.

Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2009 đã tăng 283 tỷ so với năm 2008 tương ứng với 24,2%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 462 tỷ chiếm 31,8 % dư nợ cho vay, tăng 104 tỷ so với năm 2008 tương ứng với 29,1%. Dư nợ cho vay trung – dài hạn đạt 990 tỷ chiếm 68.2% tổng dư nợ cho vay, tăng 179 tỷ so với năm 2008 tương ứng với 22,1%. Xét theo thành phần kinh tế, do định hướng của ngân hàng dư nợ cho vay DNNN lại giảm 17 tỷ so với năm 2008 tương ứng với gần 2%. Ngược lại dư nợ cho vay DN ngoài quốc doanh lại tăng mạnh: tăng 300 tỷ so với năm 2008 tương ứng với 107%.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 26 - 31)