Những thành tựu

Một phần của tài liệu 657m (Trang 65 - 71)

Là một doanh nghiệp cổ phần, chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập, công ty đã gặp phải những khó khăn chung trong việc thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là vốn đầu tư cho tài sản cố định, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ không đồng đều, trình độ chuyên môn kỹ thuật lúc đầu còn hạn chế, phải tự cạnh tranh đi lên bằng chính khả năng của mình. Nhưng nhờ có sự mạnh dạn của Ban lãnh đạo công ty, nhờ

chủ trương đúng đắn coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, trải qua quá trình hoạt động, phát triển, công ty đã trưởng thành và củng cố được chỗ đứng vững chắc trong ngành xây dựng công trình cũng như trên thị trường.

Thực tế cho thấy, công ty là một trong các số các doanh nghiệp cổ phần đã đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và các khoản thu nộp ngân sách hàng năm đều tăng. Việc làm và đời sống của cán bộ nhân viên được đảm bảo.

Trong quản lý và sử dụng vốn cố định, công ty đã thu được những thành tựu sau:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tận dụng tối đa số vốn cố định hiện có

- Với đặc điểm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng công trình, công ty cần phải có một lượng vốn cố định lớn để đầu tư cho các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc triển khai nhiều công trình xây dựng trong cùng một thời gian, ở nhiều vùng khác nhau nên sự thiếu về vốn cố định để đầu tư cho các hoạt động này là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, năm 2009, công ty đã chú trọng và đầu tư chiều sâu, mua sắm, thay thế các thiết bị hiện đại, phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh với giá trị khoảng 1,7 tỷ đồng. Trong cơ cấu vốn cố định hiện nay, một lượng vốn đáng kể của công ty là các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Đây là những tài sản trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Để đảm bảo tái đầu tư tài sản cố định, công ty còn thường xuyên tiến hành việc tính và trích khấu hao tài sản cố định. Hàng năm, công ty tiến hành trích khấu hao theo đúng kế hoạch nhằm bổ sung vào quỹ khấu hao, tái đầu tư cho tài sản cố định.

- Về bảo toàn và phát triển vốn cố định: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc bảo toàn và phát triển vốn nói chung là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp. Sự biến động của vốn cố định sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của công ty. Thực tế, năm 2009, công ty đã bảo toàn được vốn cố định và còn phát triển do lợi nhuận của năm 2009 tăng lên so với 2008. Điều này cho thấy, công ty hoàn toàn có thể tự chủ về mặt tài chính.

- Công ty đã xây dựng được quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định rõ ràng, rành mạch, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định. Từ việc đầu tư mua sắm đến việc khấu hao, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên. Quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định quy định chi tiết về việc phân loại tài sản cố định, nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định, nguyên tắc và phương pháp khấu hao tài sản cố định, nguyên tắc thanh lý, mua bán, thế chấp và tổ chức sổ sách, hồ sơ quản lý tài sản cố định một cách an toàn và có hiệu quả.

- Công ty đã quản lý tốt tài sản cố định, đảm bảo 100% tài sản cố định vận hành tốt tham gia vào hoạt động kinh doanh, không có tài sản cố định tồn đọng và tài sản cố định không dùng đã được khấu hao hết chờ thanh lý.

2.2.2.2.Những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân. Hạn chế

Mặc dù trong quá trình sử dụng vốn cố định, công ty đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu như trên đã nêu, song trong quá trình sử dụng vốn cố định vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định, trong thời gian tới công ty cần phải nghiêm túc xem xét, phân tích kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục phù hợp.

Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả vốn cố định là:

- Vấn đề đầu tư, đổi mới tài sản cố định:

Công ty chưa thực sự chú trọng tới công tác đầu tư, đổi mới tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định năm 2008 so với 2009 giảm, và giá trị hao mòn luỹ kế các nhóm tài sản máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng lớn, hệ số hao mòn tài sản cố định cao, giá trị còn lại thấp. Quy mô đầu tư nói chung còn khá khiêm tốn so với tầm cỡ của một công ty có bề dày kinh nghiệm và uy tín trên thị trường như công ty. Mặt khác khi tiến hành đầu tư mua sắm tài sản cố định thì công tác đánh giá lựa chọn phương án đầu tư còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng một số thiết bị được đầu tư chưa phát huy được hiệu quả trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính và trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Các tài sản cố định dùng trong lĩnh vực tư vấn, khảo sát, thiết kế là những tài sản có hàm lượng công nghệ cao, hiện đại nên chịu ảnh hưởng rất lớn của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sự biến động của thị trường, chúng bị hao mòn vô hình nhanh chóng. Do đó, việc trích khấu hao như công ty hiện nay không thể đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn.

- Công tác quản lý và sử dụng quỹ khấu hao:

Trong khi hầu hết các máy móc thiết bị đều đã khấu hao hết, hệ số hao mòn tài sản cao, năng lực sản xuất còn lại thấp, thì quỹ khấu hao lại tồn một lượng vốn đáng kể (số dư quỹ khấu hao tính đến ngày 31/12/2009 là 997 triệu đồng). Năm 2009, lượng vốn cố định mà công ty dùng cho đầu tư mua mới tài sản chỉ khoảng 1,7 tỷ đồng. Vậy tại sao công ty không sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư đổi mới, tái sản xuất tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực hoạt động của chúng. Đây được coi là vấn đề trọng tâm mà trong những năm tới công ty nên chú trọng giải quyết.

- Công tác bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định:

Trong những năm qua, công tác này chưa được công ty quan tâm đúng mức, do đó hiệu suất hoạt động của tài sản cố định chưa phát huy hết tối đa công suất, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định liên tục giảm.

- Công tác định kỳ tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa được chú trọng.

- Trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định của cán bộ nhân viên:

Như đã phân tích ở trên, hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong các năm vừa qua liên tục giảm. Điều này cho thấy trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của cán bộ nhân viên còn hạn chế, chưa phát huy được năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị, chưa đạt được tính hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nguyên nhân có thể là do:

+ Công ty còn chưa thực sự chú trọng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ sử dụng tài sản.

+ Người lao động không chủ động nâng cao trình độ sử dụng những máy móc, thiết bị hiện đại mà công ty đã đầu tư, trang bị cho quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Việc xây dựng quy chế, chế tài khen thưởng cũng như kỷ luật, bồi thường vật chất trong công tác sử dụng tài sản cố định còn thiếu và không rõ ràng, nghiêm minh. Đối với những cá nhân, tập thể có thành tích trong bảo quản, sử dụng có hiệu quả tài sản, công ty còn chưa kịp thời khen thưởng (cả về vật chất và tinh thần). Bên cạnh đó, đối với những cá nhân, tập thể thiếu trách nhiệm làm mất mát, hư hỏng, lãng phí không phát huy hiệu quả sử dụng tài sản công ty còn chưa kịp thời nhắc nhở và tiến hành kỷ luật thích đáng.

- Trong công tác hạch toán kế toán:

Công tác hạch toán kế toán còn bộc lộ một số hạn chế trong việc ghi chép, theo dõi và phán ánh đầy đủ sự lưu chuyển của tài sản cố định. Phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với thực trạng và yêu cầu quản lý. Công ty cũng đang xem xét và tiến hành triển khai lắp đặt phần mềm mới hi vọng mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác kế toán.

Nguyên nhân hạn chế

* Sự tiến bộ Khoa học-Kỹ thuật

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ của công ty, vì nó gây ra những hao mòn vô hình.

TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ yếu vẫn là các máy móc có giá trị lớn hàng tỷ đồng, nếu TSCĐ này mà lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư đổi mới, điều này gây khó khăn lớn cho công ty. Vì để đầu tư và các TSCĐ này cần một nguồn vốn lớn, còn nếu không đầu tư đổi mới ảnh hưởng tới năng lực cạnh, quy mô, doanh thu, chi phí…

* Tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh

Công tác tổ chức quản lý của công ty còn lỏng lẻo, việc giao nhiệm vụ trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ đến các phòng ban chưa rõ ràng, nhiều khi còn có sự trồng chéo giữa các phòng ban.

Phòng Tài chính-Kế toán chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất về mặt tài chính, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả sử

dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn.

* Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm Đối với đội ngũ công nhân :

Công nhân lao động của công ty về trình độ còn yếu, một bộ phận công nhân chỉ mới tốt nghiệp hết trung học phổ thông, phong cách làm việc còn chậm chạp, nhận thức trong công việc còn chậm, chưa đáp ứng kịp với sự đổi mới về công nghệ (máy móc phục vụ sản xuất). Dẫn đến việc vận hành máy móc để sản xuất là chưa cao, ảnh hưởng tới doanh số của công ty, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao, chưa có ý thức bảo vệ TSCĐ của công ty, công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhiều khi bị gián đoạn.

Đối với cán bộ quản lý :

Đối với cán bộ quản lý còn tồn tại một số hạn chế, như thiếu kinh nghiệm, nhiều khi còn nóng vội, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản TSCĐ chưa cao

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI

CÔNGTY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH HÀ NỘI

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội.

Gốc rễ của sự thành công của mỗi doanh nghiệp là phải bắt đầu từ một hướng đi đúng, phương thức quản lý phù hợp. Từ nguyên lý này, ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Công trình Hà Nội đã xác định cho mình một chiến lược chung là: “Phát huy cao độ tính sáng tạo, năng động, cạnh tranh lành mạnh, coi chất lượng là yếu tố hàng đầu” làm phương châm cho hành động của mình.

Mục tiêu của công ty là giữ vững, phát huy vai trò truyền thống của mình và phấn đấu để trở thành một tổ chức tư vấn có tầm cỡ trong khu vực, với quy mô lớn, đa ngành nghề và trình độ chuyên môn cao. Để đạt được mục tiêu đó thì giữ vững và đảm bảo chất lượng là biện pháp quan trọng nhất.

Sự trưởng thành, lớn mạnh và những thành tích đạt được của công ty trong những năm qua, gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty qua các thời kỳ với những thử thách to lớn. Sự đoàn kết nhất trí, khả năng tư duy sáng tạo, sự nhạy cảm, chủ động và linh hoạt nắm bắt thời cơ, chuyển hướng kịp thời trong kinh tế thị trường, biết tổng kết để phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế còn tồn tại là sức mạnh và nhân tố chủ yếu tạo nên bề dày phát triển, trưởng thành của công ty trong những năm qua. Đây cũng là tiền đề vững chắc để công ty tiếp tục phát triển. Để nhận thức được hướng đi đúng đắn trước mắt cũng như lâu dài, công ty đã nhận rõ những thuận lợ và khó khăn trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu 657m (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w