Một số biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của

Một phần của tài liệu 657m (Trang 33 - 37)

vốn cố định của doanh nghiệp.

* Lựa chọn, thực hiện tốt phương án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố đinh.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định trước hết phụ thuộc vào chất lượng của công tác lựa chọn dự án đầu tư, mua sắm, xây dựng tài sản cố định.

- Trước khi đầu tư phải nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm tra về điều kiện, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình, điều kiện cung cấp vật tư, khả năng tận dụng thời gian làm việc và tận dụng công suất của tài sản cố định.

- Muốn nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố định thì phải xác định được khâu chủ yếu để đầu tư, đầu tư đâu trước, đâu là chủ yếu... Trong thực tế, nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường rất lớn thì đầu tư

phải chú ý ưu tiên cho những tài sản cố định có tính chất sản xuất trực tiếp hơn là những tài sản có tính chất phục vụ sản xuất. Có như vậy, thì đầu tư vốn cố định mới phát huy được khả năng tối đa của nó. Phải tính toán được một cách chính xác hiệu quả kinh tế mang lại, xác định cơ cấu đầu tư đúng đắn.

- Chỉ tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị khi thực sự cần thiết, giảm bớt được thiết bị dự trữ đến mức cần thiết để tránh tình trạng ứ đọng vốn. Mặt khác, phải lựa chọn phương án đầu tư thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

Phải chú trọng quan tâm đến tiến bộ khoa học, kỹ thuật khi đầu tư mua sắm tài sản cố định. Tài sản cố đinh mua sắm không được lạc hậu, hàm lượng công nghệ có thể không cao nhưng nhất thiét phải phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, yêu cầu và khả năng khai thác của doanh nghiệp.

- Cùng với việc chủ động mua sắm tài sản cố định, để tăng năng lực sản xuất, doanh nghiệp cần phải tổ chức, sắp xếp hợp lý cơ cấu tài sản cố định trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải căn cứ vào thực trạng tài sản cố đinh hiện có, phân tích, sắp xếp các loại tài sản cố định theo yêu cầu sản xuất chính, lập tỷ lệ cần thiết giữa các phần tài sản cố định theo kết cấu công dụng, lập tỷ lệ phân phối theo yêu cầu công nghệ của các tài sản cố định giữa các khâu sản xuất chính và sản xuất phụ trợ.

- Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định phải theo xu hướng tỷ trọng tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Các loại tài sản cố định không phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, dùng ngoài sản xuất có xu hướng giảm xuống.

* Quản lý chặt chẽ và huy động tối đa tài sản cố định hiện có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ tài sản cố định từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng.

- Thực hiện việc phân loại cũng như phân cấp quản lý tài sản cố định. Tiến hành giao tài sản cho từng bộ phận, cá nhân một cách rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động. Có chế độ khen thưởng hợp lý đối với những cá nhân có thành tích trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản, có sáng kiến cải tiến năng lực lao động của tài sản. Đồng thời, có biện pháp xử lý thích đáng

đối với những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm làm mất mát, hư hỏng tài sản gây thất thoát vốn.

- Khai thác một cách triệt để công suất thiết kế của tài sản cố định nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định theo cả chiều rộng và chiều sâu, tiết kiệm đến mức tối đa vốn cố định, tăng nhanh vòng quay vốn cố định.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản theo chiều rộng: Có thể thực hiện bằng cách tăng thời gian làm việc của tài sản. Để làm được điều đó phải đảm bảo thường xuyên tính cân đối về công suất sản xuất, tăng cường việc kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ, nâng cao thời gian công chính, nâng cao hệ số công tác.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản theo chiều sâu: Tiến hành chủ yếu bằng việc hoàn chỉnh kỹ thuật sản xuất và hiện đại hóa tài sản cố định như: Tăng công suất máy móc, thiết bị như tốc độ, áp suất, cơ giới hóa, tự động hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất... hoàn thiện quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất dây truyền...

* Lựa chọn phương pháp tính, trích khấu hao tài sản cố định và quản lý, sử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả.

Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố định phục vụ cho tái sản xuất tài sản cố định nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn bỏ ra.

Khấu hao hợp lý là một biện pháp có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp.

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định là một biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố định. Thông qua thực hiện khấu hao hợp lý doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thời gián sử dụng.

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định giúp doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao để có thể thực hiện kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ.

- Việc khấu hao hợp lý tài sản cố định là nhân tố quan trọng để xác định đúng giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao. Quỹ khấu hao chính là nguồn tài chính quan trọng không những để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định mà khi sử dụng một cách linh hoạt, hợp lý còn có tác dụng tái sản xuất mở rộng tài sản cố định.

* Thường xuyên tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Tài sản cố định trong quá trình sử dụng khó có thể tránh khỏi tình trạng hư hỏng, xuống cấp. Nếu doanh nghiệp không để ý, khai thác quá công suất, thì mức độ hao mòn của tài sản cố định càng tăng mạnh, chất lượng của tài sản cố định giảm dần và hiệu quả sử dụng nó cũng không cao.

Sửa chữa tài sản cố định là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định.

Nâng cấp tài sản cố định là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định nhằm nâng cao công suất, tính năng tác dụng của tài sản cố định so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định, đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản cố định so với trước.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 657m (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w