Thực trạng vốn cố định tại công ty

Một phần của tài liệu 657m (Trang 47)

2.2.1.1.Cơ cấu vốn cố định tại Công ty.

* Nội dung vốn cố định.

Tài sản cố định là một bộ phận tài sản chủ yếu phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của một doanh nghiệp. Tài sản cố định là bộ phận cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao trình độ công nhân. Do đó, tài sản cố định có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào Quyết định số 206/2003/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào nội dung, yêu cầu công tác quản lý, vốn cố định của Công ty bao gồm :

Dựa theo công dụng kinh tế của tài sản, được chia thành :

+ Nhà xưởng, vật kiến trúc: Nhà sản xuất năm gian, Nhà điều hành sản xuất, Nhà điều hành 2 ( Nhà dịch vụ công ty), Sân bê tông + nhà để xe, Đường nhựa vào công ty, tường rào khu téc nước trạm đầu máy Giáp Bát, bếp + nhà ăn, hội trường, khu liên cơ, hàng rào ranh giới khu đất sân bóng, nhà kho, nhà tiệp tà vẹt, đường sắt XN418 dự ứng lực/ tà vẹt, nhà làm việc Sóc Sơn, nhà phụ trợ sản xuất TBT dự ứng lực, hệ thống xử lý nước, bãi chứa vật liệu, nhà kiểm định, móng máy và bể bảo dưỡng, móng máy nhà phụ trợ và khu trạm trộn, tháp nước, bổ xung lưới điện dự ứng lực, hệ thống cấp nước... cốt liệu xử lý, sân bê tông xếp tà vẹt, móng cổng trục, nhà gia công thép, kho thép, nhà tập thể, gara ô tô, bãi chứa tà vẹt, sân đổ bê tông, nhà che hệ thống cấp liệu trạm trộn, nhành đường sắt Sóc Sơn.

+ Máy móc, thiết bị: sửa khuôn cũ thành khuôn tà vẹt lồng, máy trải nhựa bám lốp – MITSUBISHI MF45W, sửa khuôn TL23 – 15W, máy nâng hàm Komatsu, gia công 15 bộ khuôn tà vẹt dự ứng lực, xe nâng hàm Komatsu, máy lu rung, hai bộ kích T/L YC _ 100A PV dây truyền dự ứng lực, trạm biến áp, dây truyền sản xuất tà vẹt dự ứng lực, sửa chữa 30 bộ khuông TV dự ứng lực, máy xúc lật, điện động lực dây truyền, máy đào KOMATSU, xe ủi CATERPILAR, máy trộn bê tông 250 lít, đầm rung, máy phát điện, máy xúc KOBELKO, máy lu rung SAKAI SV 500, máy san gạt KOMATSU, xe ủi

KOMATSU, máy xúc Solar, palăng, máy chèn đường, máy vặn bulông ray, máy trộn bê tông, máy đào.

+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: xe TOYOTA Zace, xe ô tô tải ben Hyundai 15 tấn, xe Camry 2.4, xe Ford-Mondeo, ô tô Mitsubishi 7 chỗ, xe TOYOTA CROW, xe ô tô BOMAZ, cần cẩu ADK 125, cổng trục hai dầm 8 tấn. + Thiết bị văn phòng : bộ máy tính PIV, ổn áp Lioa, máy điều hòa tủ hội trường, máy photo, điều hòa nhiệt độ, cân điện tử, điện thoại di động.

Với cách phân loại như trên cho phép Công ty có điều kiện thuận lợi trong công tác đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản cố định, đồng thời lựa chọn phương pháp trích khấu hao hợp lý.

* Kết cấu và sự biến động vốn cố định tại Công ty.

Việc tính toán tỷ trọng về mặt nguyên giá của từng nhóm tài sản cố định cho phép xem xét vấn đề đầu tư của doanh nghiệp đã hợp lý chưa để có biện pháp điểu chỉnh.

Để hiểu chi tiết về tình hình đầu tư của công ty cho các nhóm tài sản cố định trong các năm 2007, 2008, 2009 như thế nào chúng ta xem xét số liệu ở: Bảng 2: Tình hình biến động nguyên giá và kết cấu vốn cố định qua các năm »

BẢNG 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN GIÁ VÀ KẾT CẤU

VỐN CỐ ĐI ̣NH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM

ĐVT: Triê ̣u đồng

Năm

Loa ̣i tài sản cố đi ̣nh

2007 2008 2009

Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá Tỷ trọng (%)

1. Nhà cửa, vâ ̣t kiến trúc 11.067 33,43 11.395 32,66 11.720 32,27

2. Máy móc, thiết bi ̣ 17.505 52,89 18.493 53,02 19.811 54,56

3. Phương tiê ̣n vâ ̣n tải 4.162 12,57 4.737 13,58 4.489 12,36

4. Thiết bi ̣ văn phòng 364 1,11 255 0,74 293 0,81

Tổng cô ̣ng 33.098 100 34.880 100 36.313 100

Căn cứ vào bảng trên ta thấy:

Trong các năm 2007, 2008, 2009 tổng nguyên giá tài sản cố định cũng như của từng nhóm tài sản cố định đều tăng.

- Năm 2008 so với 2007:

Tổng nguyên giá tài sản cố định tăng 1.782 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 5,38%. Đây là một lượng vốn đầu tư cho tài sản cố định không phải nhỏ.

Cụ thể:

+ Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc tăng 328 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,96% do đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp trụ sở chính hoàn thành.

+ Nhóm máy móc, thiết bị tăng 988 triệu đồng với tỷ lệ tăng 5,64%.

+ Nhóm phương tiện vận tải tăng 575 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13,81%.

+ Nhóm thiết bị, văn phòng giảm 109 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 29,94%. Nguyên nhân là do trong năm 2008, công ty đã tiến hành thanh lý nhượng bán một số thiết bị văn phòng đã lỗi thời, lạc hậu không cần thiết cho sản xuất, kinh doanh như máy tính, máy điều hoà, máy in…với tổng giá trị thanh lý là 119 triệu đồng. Tuy nhiên, công tác đầu tư mua mới lại chưa thực sự chú trọng, tổng trị giá mua trong năm là 10 triệu đồng.

Tóm lại, có thể thấy năm 2008 tổng nguyên giá tài sản cố định tăng chủ yếu là do công tác đầu tư mua sắm phương tiện vận tải truyền dẫn. Các bộ phận tài sản khác như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc tăng nhẹ, thậm chí nhóm thiết bị văn phòng lại giảm. Điều này cho thấy hướng đầu tư phát triển lâu dài của Công ty nhằm cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng cho sản xuất, song còn thể hiện sự bất cập trong vấn đề cắt giảm đầu tư vào thiết bị văn phòng trực tiếp phục vụ công tác sản xuất, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường.

- Năm 2009 so với 2008.

Tổng nguyên giá tài sản cố định tăng 1.433 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 4,11%.

+ Nhà cửa, vật kiến trúc tăng 325 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,85%. + Máy móc, thiết bị tăng 1.318 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,12%.

+ Phương tiện vận tải giảm 248 triệu đồng với tỷ lệ giảm5,23%. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2009 một số phương tiện vận tải truyền dẫn đã lỗi thời, lạc hậu, hỏng hóc không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty đã thanh lý nhượng bán .

+ Thiết bị văn phòng tăng 38 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14,9%.

Nhìn chung, trong năm 2009 công ty đã có nhiều cố gắng, thực hiện việc đầu tư theo phương châm: “ Tập trung, trọng điểm” vào các nhóm tài sản cố định chủ chốt và ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới năng lực sản xuất, sức cạnh tranh (chất lượng, giá thành sản phẩm) và đến doanh thu tiêu thụ cũng như lợi nhuận của công ty.

Việc đầu tư vốn cố định chủ yếu vào nhóm tài sản cố định là thiết bị văn phòng phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty đã đầu tư mua mới máy móc thiết bị với tổng số tiền 1.317 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91,96% trong tổng số vốn đầu tư mới. Mục đích của việc đầu tư này là đổi mới thiết bị phục vụ sản xuất. Việc đầu tư mua mới máy móc thiết bị đã làm cho tỷ trọng máy móc thiết bị trong tổng tài sản của công ty tăng từ 67,62% lên đến 91,96%. Vốn đầu tư mua mới chủ yếu bằng nguồn vốn tự bổ sung của công ty.

Đây là quyết định thể hiện chiến lược phát triển của Công ty nhằm nâng cao chất luợng sản phẩm, tăng khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Có thể đánh giá đây là một quyết định hợp lý, tạo điều kiện để Công ty tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo uy tín, chất lượng với khách hàng, từ đó góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và thu nhập cho cán bộ công nhân viên.Tuy nhiên, có thể thấy quy mô đầu tư là chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đơn vị, do đó công ty chưa tận dụng, phát huy được hết những thế mạnh, những tiềm năng to lớn của mình trong hoạt động tư vấn thiết kế xây dựng.

BẢNG 3: TÌNH HÌNH KHẤU HAO VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI

CỦA VỐN CỐ ĐỊNH NĂM 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Nguyên giá

GT hao mòn lũy kế

GTCL cuối năm 2009

Hê ̣ số hao mòn TSCĐ Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Số tiền T.tr(%) Đầu năm Cuối năm

I. TSCĐ đang dùng 34.880 36.313 16970 19.471 16.840 100 48,65 53,62

1. Nhà cửa, vâ ̣t kiến trúc 11.395 11.720 5.923 6.908 4.812 28,57 51,98 58,94 2. Máy móc, thiết bi ̣ 18.493 19.811 8.109 9.381 10.429 61,93 43,85 47,35

3. Phương tiê ̣n vâ ̣n tải 4.737 4.489 2.798 2.993 1.496 8,88 59,09 66,67

5. Thiết bi ̣ văn phòng 255 293

14

0 189 103 0,62 54,9 64,5

II. TSCĐ chưa cần dùng 0 0 0 0 0 0 - -

III. TSCĐ chờ thanh lý 0 0 0 0 0 0 - -

Căn cứ vào số liệu trên bảng : “ Bảng 3: Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của vốn cố định năm 2009” ta thấy:

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2009, tổng giá trị còn lại của tài sản cố định đang dùng tại công ty là 16.840 triệu đồng, chiếm khoảng 46,37% tổng nguyên giá tài sản cố định. Nhìn chung, năng lực sản xuất của tài sản cố định đang bị suy giảm và hệ số hao mòn chung toàn bộ tài sản cố định đã phần nào nói lên điều này. Hệ số hao mòn tính đến thời điểm 31/12/2009 của toàn bộ tài sản cố định đang dùng là 53,62% và hệ số này có xu hướng tăng so với đầu năm (tại 1/1/2009, hệ số hao mòn tài sản cố định là 48,65%). Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, trong những năm tới công ty nên chú trọng tới công tác đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định, coi đây là một nhân tố quan trọng thể hiện năng lực cạnh tranh của đơn vị trên thị trường tư vấn.

- Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc: Năm 2009, giá trị nhà cửa, vật kiến trúc tăng 324 triệu đồng do đầu tư xây dựng cơ bản. Công ty đã thực hiện cải tạo, nâng cấp trụ sở chính. Do đó, tính đến thời điểm 31/12/2009, giá trị còn lại của nhóm tài sản cố định này là 4.812 triệu đồng, hệ số hao mòn 58,94%.

- Nhóm tài sản là máy móc, thiết bị: Đây là nhóm tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản cố định của công ty. Tuy nhiên, hệ số hao mòn của chúng là 47,35%, tức là năng lực sản xuất còn lại là 52,65%. Giá trị còn lại của chúng là 10.429 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61,93% tổng giá trị còn lại của tài sản cố định đang dùng. Điều này chứng tỏ công ty thực sự chú trọng đầu tư mua sắm, nâng cấp nhóm tài sản máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là hướng đầu tư đúng đắn của công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất của một bộ phận tài sản quan trọng và chủ yếu này.

- Nhóm tài sản cố định là phương tiện vận tải: Đây là nhóm tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản cố định của công ty. Tính đến thời điểm 31/12/2009 thì giá trị còn lại của chúng là 1.496 triệu đồng. Hệ số hao mòn của nhóm tài sản này rất cao và có xu hướng tăng về cuối năm, hệ số hao mòn là 59,09% tại thời điểm ngày 1/1/2009 và 66,67% tại thời điểm 31/12/2009. Chứng tỏ trong năm 2009, công ty đầu tư nhưng quá ít nên năng lực sản xuất giảm là điều tất yếu. Đây là vấn đề mà công ty cần xem xét một cách chi tiết để trong

những năm tới có kế hoạch đầu tư bổ sung, đổi mới nhằm đáp ứng tốt hơn nữa những yêu cầu của thị trường về chất lượng cũng như giá cả, dịch vụ mà đơn vị cung cấp.

- Nhóm tài sản cố định là thiết bị văn phòng: Đây là nhóm tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tài sản của công ty. Tính đến thời điểm 31/12/2009 giá trị còn lại của thiết bị là 103 triệu đồng, chiếm 0,62 % tổng giá trị còn lại của tài sản cố định đang dùng. Tuy nhiên, hệ số hao mòn của nhóm tài sản này lại tương đối cao, thời điểm đầu năm 2009 là 54,9% và cuối năm là 64,5%. Hệ số hao mòn có xu hướng tăng dần, chứng tỏ trong năm công ty đã không chú trọng đến đầu tư vào thiết bị văn phòng.

Tóm lại, tính đến thời điểm 31/21/2009, tình trạng kỹ thuật nói chung của tài sản cố định tại công ty là đã cũ, năng lực sản xuất của chúng giảm tương đối nhiều. Vậy, trong các năm tới nếu công ty không đầu tư mua sắm mới các tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đặc biệt là máy móc, thiết bị văn phòng thì với năng lực sản xuất hiện có của mình, công ty khó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường, khó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh và đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển vị thế của công ty

Tình hình trích khấu hao, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tại Công ty.

Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo quy định về công tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Trong quá trình quản lý và sử dụng, tài sản cố định luôn bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cố định. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định (còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Song thực tế, trong điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật, quỹ khấu hao cơ bản vẫn có khả năng tái sản xuất mở rộng. Khả năng này có thể được thực hiện bằng cách doanh nghiệp sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích đầu tư.

Trên ý nghĩa đó, quỹ khấu hao được coi là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hàng năm, Công ty cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội vẫn tiến hành trích lập khấu hao theo quyết định 2006/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo quy định tại QĐ206. Do doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nên khấu hao nhanh nhưng không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Cụ thể như sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: 6 - 25 năm; - Máy móc, thiết bị : 6 – 10 năm; - Phương tiện vận tải : 6 – 10 năm; - Thiết bị văn phòng : 3 – 8 năm.

BẢNG 4: THỰC HIỆN TRÍCH KHẤU HAO CƠ BẢN

TẠI CÔNG TY NĂM 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Nhà cửa, vật

kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị văn phòng

KH TT Tỷ lệ(%) KH TT Tỷ lệ(%) KH TT Tỷ lệ(%) KH TT Tỷ lệ(%) 1. Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ 11.720 19.811 4.489 293

Một phần của tài liệu 657m (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w