a. Kết quả thực hiện
NƯỚC THU HỒI ĐẤT
dẫn đến việc thực hiện sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trong thực tế tại các địa phương gặp khó khăn và bị nhiều vướng mắc hơn.
2.14. Về áp dụng cơ chế dân chủ công khai trong thực hiện chính sách
Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật tại các địa phương có nơi, có lúc, có dự án còn thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất. Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ và kết hợp chặt chẽ, thiếu chuyên sâu; việc chỉ đạo và phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, các cấp chính quyền, các tổ chức trong thực hiện, tham gia phối hợp thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chưa thật rõ hoặc chồng chéo, thủ tục hành chính còn phức tạp cũng đã dẫn đến gặp nhiều vướng mắc, gây chậm chễ và hạn chế kết quả thực hiện chính sách.
Chương III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO TÍNH KHẢ THI CỦA CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
1.Quan điểm của Nhà nước ban hành các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn nữa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bảo đảm phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng an ninh, củng cố quốc phòng và tiến trình phát triển nền kinh tế của đất nước trong thời gian tới theo mục tiêu của Đảng và Chính phủ đã xác định. Tại Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa X, về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến Đại hội XI của Đảng, đã nêu rõ: “Ban hành chính sách phù hợp để giải quyết vướng mắc kéo dài trong thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Có chính sách để các vùng của đất nước đều phát huy tốt nhất lợi thế của mỗi vùng, cùng phát triển nhanh hơn’’ và để triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ đã và đang chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian tới, để giải quyết cơ bản những vướng mắc trong thực hiện thu hồi đất, tăng cường cơ chế hỗ trợ bảo đảm ổn định, nâng cao đời sống, sản xuất đối với người bị thu hồi đất, từng bước cải cách công tác tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư và nâng cao hơn nữa nguồn lực của đất đai, hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho sự nghiệp xây dựng quốc phòng, củng cố an ninh và phát triển kinh tế của đất nước.
2.Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất
Theo đánh giá của cơ quan thanh tra Nhà nước, hang năm có hơn 70% vụ tranh chấp khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó có nguyên nhân do việc bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi chưa thỏa đáng đã nói lên quy mô rộng lớn và tính phức tạp của vấn đề bồi thường, GPMB. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ bồi thường thiệt hại, GPMB luôn phải dung hòa hai xu hướng đối nghịch, mâu thuẫn nhau, đó là: Người được giao đất (trong đó có cả cơ quan Nhà nước) luôn tìm cách giảm mức bồi thường trong quá trình GPMB nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành đầu tư xây dựng - Người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi phải được trả một khoản bồi thường càng nhiều càng tốt và
sát với giá thị trường. Để từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, nâng cao tính khả thi của chính sách trong thực tế, hạn chế tối đa các vướng mắc trong việc áp dụng và tổ chức thực hiện chính sách, giải quyết hài hòa quyền lợi của nhà nước, của chủ đầu tư được giao đất nhà nước thu hồi thực hiện dự án và lợi ích chính đang của người đang sử dụng đất bị thu hồi nhằm phát triển chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế bền vững, góp phần xây dựng bộ Luật Đất đai xin đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, quan tâm chú trọng việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách và
không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu lực áp dụng của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thực hiện giải pháp này, cơ quan được Chính phủ giao xây dựng và hướng dẫn chính sách cần thường xuyên nắm tình hình, tổng hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách để qua đó tổng hợp tìm ra, rút ra, xác định được những quy định trong chính sách còn thiếu, còn chưa đầy đủ để giải quyết những vấn đề trong thực tế hoặc chưa thật sự khả thi trong thực tế, những quy định còn chung chung chưa rõ và những quy định chưa cụ thể, còn nhiều cách hiểu khác nhau khi áp dụng, v.v.. để báo cáo Chính phủ kịp thời sửa đổi bổ sung thêm hoặc quy định mới đối với những quy định còn thiếu, còn chưa đầy đủ hoặc chưa thật sự khả thi trong thực tế trong chính sách cho đầy đủ hơn, cụ thể hơn, phù hợp sát thực hơn và thực thi hơn trong áp dụng và tổ chức thực hiện. Từ đó bảo đảm cho việc hiểu, áp dụng chính sách khi tổ chức thực hiện chính sách được chuẩn xác, có đầy đủ căn cứ, cơ sở để xử lý những trường hợp cụ thể trong thực tế mà chính sách chưa quy định rõ hoặc còn quy định chung; bảo đảm việc thực hiện chính sách thống nhất, thành thục và áp dụng vào thực tiễn thông suốt; làm cho chính sách chế độ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với những thay đổi của thực tế, kịp thời giải quyết được những vấn đề, những trường hợp phát sinh khi thu hồi đất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao mức độ đầy đủ, toàn diện, phù hợp thực tế của chính sách, hiệu quả kinh tế xã hội của chính sách đem lại trong độ thu hồi đất của để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng những công trình quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
- Về phạm vi áp dụng chính sách: Sửa đổi, bổ sung phạm vi áp dụng chính sách đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất xây dựng khu dân cư, phát triển kinh tế trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn, xây dựng các khu kinh doanh tập trung có cùng chế độ sử dụng đất đã quy định tại Điều 34, 35 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;
+ Bãi bỏ quy định cho phép thỏa thuận bồi thường khi thực hiện dự án thuộc trường hợp nhà nước phải thu hồi đất hoặc đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án, để bảo đảm việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thống nhất theo quy định chính sách, hạn chế khiếu nại;
- Về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Sửa đổi quy định rõ và thống nhất trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tính vào vốn đầu tư của dự án giữa các tổ chức trong nước được giao đất thu hồi thực hiện dự án không phải nộp tiền sử dụng đất với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất và các tổ chức nước ngoài, để bảo đảm tính thống nhất của chính sách áp dụng với các tổ chức;
+ Sửa đổi quy định toàn bộ các khoản tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tổ chức cả trong nước và nước ngoài đã chi trả theo phương án bồi thường được phê duyệt thì được trừ số tiền đã trả vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp, để bảo đảm tổ chức sử dụng đất chỉ phải trả một lần tiền sử dụng đất.
- Về đối tượng được bố trí tái định cư: Quy định cụ thể về việc xác định hộ gia đình mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư; đồng thời quy định rõ về việc tái định cư theo hình thức bồi thường bằng tiền tự lo chỗ ở mới, để làm căn cứ cơ sở trong thực tế áp dụng và thực hiện;
- Về nguyên tắc bồi thường và các điều kiện được bồi thường và không được bồi thường đất: Sửa đổi và bổ sung đối tượng và điều kiện được bồi thường đất, không
được bồi thường đất đối với các trường hợp không có giấy tờ sử dụng đất theo quy định mà đã sử dụng đất trước thời điểm ngày 15 tháng 10 năm 1993, trong thời điểm từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 cho đầy đủ và phù hợp với quy định tại Điều 45, 46, 47 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;
+ Sửa đổi quy định rõ và thống nhất các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai người bị thu hồi đất chưa thực hiện hoặc còn thiếu nợ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, phải trừ vào số tiền được bồi thường đất hay bồi thường, hỗ trợ
để hoàn trả ngân sách nhà nước bảo đảm tối đa bằng số tiền bồi thường đất, để làm căn cứ cơ sở trong thực tế áp dụng thực hiện;
- Về bồi thường đất của hộ gia đình cá nhân: Sửa đổi và bổ sung nâng cao hơn mức bồi thường và hỗ trợ đối vớí đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ gia đình để bảo đảm cho người dân đủ điều kiện nhận chuyển nhượng lại đất tiếp tục sản xuất hoặc có vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh duy trì cuộc sống ổn định;
+ Sửa đổi, bổ sung quy định nâng thêm mức bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp bị thu hồi để bảo đảm cho các hộ gia đình có đủ khả năng tạo lập đất mới hoặc đầu tư chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh và duy trì ổn định đời sống;
- Về giá đất, giá tài sản để tính bồi thường đất, tài sản: Sửa đổi, bổ sung quy định giá đất tính bồi thường cho phép UBND cấp tỉnh được quyết định sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tại thời điểm phê duyệt Phương án bồi thường đối với từng dự án, để bảo đảm đúng tiền bồi thường đất theo giá trị quyền sử dụng đất phù hợp với giá trị của đất bị thiệt hại thực tế của người bị thu hồi đất;
+ Bổ sung thêm quy định giao UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh giá tính bồi thường tài sản, trong trường hợp có biến động giá lớn mà giá trên thị trường chênh lệch 15% so với giá của UBND đã quy định cho phù hợp với giá trị tài sản bị thiệt hại, để bảo đảm cho người bị thiệt hại tài sản tái lập lại tài sản tương đương;
- Về các khoản hỗ trợ cho người bị thu hồi đất: Sửa đổi quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng việc giao đất phi nông nghiệp hoặc đất ở đối với các trường hợp bị thu hồi 30% diện tích đất nông nghiệp thành hỗ trợ bằng tiền, để bảo đảm việc thực hiện phù hợp với điều kiện trong thực tế;
+ Sửa đổi quy định nâng thêm mức hỗ trợ và các phương thức hỗ trợ để ổn định sản xuất, tạo việc làm, cho người bị thu hồi đất, để các địa phương, tổ chức khi thực hiện phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế tại địa phương;
+ Sửa đổi quy định về nguồn kinh phí, tiền chi trả các khoản hỗ trợ khác do UBND cấp tỉnh quyết định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định trong trường hợp thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa có dự án sử dụng đất thì tổ chức sử dụng quỹ đất phải đứng ra chi trả, để phù hợp với quy định thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa giao dự án, tổ chức sử dụng quỹ đất;
- Về thực hiện đầu tư xây dựng, tạo lập các khu, điểm tái định cư:
+ Quy định bổ sung nguồn kinh phí địa phương được phép sử dụng và huy động để đầu tư xây dựng các khu tái định cư, điểm tái định cư hoặc tạo lập quỹ nhà đất để phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất của các dự án thực hiện trên địa bàn;
+ Bổ sung quy định hỗ trợ kinh phí của nhà nước, của chủ đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư hoặc cơ sở hạ tầng phục vụ nhà ở tái định cư, góp phần bảo đảm giá đất, giá nhà giao hoặc bán cho các hộ gia đình tái định cư với mức phù hợp với điều kiện kinh tế của người tái định cư;
+ Bổ sung quy định mở rộng và đa dạng hơn các phương thức tạo lập nhà, đất bố trí tái định cư, như thực hiện đầu tư xây dựng, nhận chuyển nhượng của các đơn vị, cá nhân có nhà đất chuyển nhượng và hỗ trợ các hộ gia đình bằng tiền để tự tái định cư; đồng thời quy định cho phép nợ hoặc trả dần tiền mua nhà tái định cư, để tạo điều kiện thực hiện tái định cư trong thực tế được thuận lợi;
- Về bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất: Sửa đổi quy định về nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà và khấu trừ tiền tiền sử dụng đất, tiền mua nhà khi được giao đất, nhà tái định cư vào tiền bồi thường hỗ trợ đất, thống nhất với quy định được ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư tại Nghị định số 84/2007/NĐ- CP;
- Về tổ chức thực hiện công tác bồi thường: Quy định bổ sung việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất được lập thành dự án hoặc tiểu dự án độc lập trong dự án đầu tư để giao cho các địa phương tổ chức thực hiện;
+ Quy định công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chủ yếu được giao cho tổ chức chuyên trách là đơn vị sự nghiệp thực hiện và có thể tùy theo điều kiện thực tế được phép giao cho doanh nghiệp có đủ khả năng để thực hiện, để nâng cao sự chuyên môn hóa trong thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất;
+ Sửa đổi kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng dự toán thực tế để cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc nâng mức được phép sử dụng tối đa từ 2% lên 3% tổng giá trị bồi thường; đồng thời xác định rõ hơn các nội dụng chi trong công tác tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng; xây dựng định mức chi phí trong thực hiện công tác tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất, để vừa bảo đảm điều kiện thực hiện vừa