Chương II: Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Thương mại Cổ phần Việt Long giai đoạn 2005

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Thương mại Cổ phần Việt Long (Trang 31 - 33)

Công ty Thương mại Cổ phần Việt Long giai đoạn 2005 - 2009 I/ Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Thương mại Cổ phần Việt Long trong giai đoạn 2005 - 2009

1.Cơ cấu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Cơ cấu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty phân bổ không đồng đều về tỉ trọng giữa các năm, và khối lượng vốn đầu tư giữa các năm cũng biến động.

Là Công ty thương mại nên sự thay đổi của thị trường có tác động mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư của Công ty, nhưng nhìn chung vốn đầu tư của Công ty mặc dù có dao động lên xuống nhưng xu hướng chung là tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Chỉ trong 5 năm vốn đầu tư của Công ty tăng lên gần 60 lần từ hơn 600triệu lên hơn 41 tỉ.

năm chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 mua sắm thiết bị 35.70% 35.00% 2.70% 24.70% 2.90% xây dựng cơ sở hạ tầng 21.70% 27.80% 96.30% 18.80% 95.90% khoa học công nghệ 27.50% 7.90% 0.20% 15.10% 0.20% nguồn nhân lực 8.10% 6.10% 0.20% 14.60% 0.40% Marketing 13.40% 14.30% 0.40% 18.90% 0.40% đầu tư khác 3.60% 8.90% 0.20% 8.00% 0.10% Tổng vốn(100%) (đv:triệu) 682.3 644.05 28124.3 840.16 41614.4 Nguồn: Phòng kế hoạch

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị luôn chiếm tỷ trọng cao, nếu không tính tới phần đầu tư mở rộng hệ thống siêu thị

Bảng1: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2005 - 2009 của Công ty Thương mại Cổ phần Việt Long

mới thì phần mua sắm máy móc các thiết bị mới chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, khoảng 40% tổng vốn đầu tư trong suốt bốn năm gần đây. Mạnh dạn đầu tư mới vào các trang thiết bị hiện đại giúp công ty làm việc hiệu quả cao hơn, năng suất lao động cao, môi trường chuyên nghiệp.

Đầu tư vào mua sắm thiết bị mới được đi kèm với đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng từ một siêu thị nhỏ ban đầu khi mới thành lập tới nay Việt Long đã là một hệ thống các siêu thị lớn trong cả khu vực miền Bắc. Khởi động từ năm 1997 đến năm 2003 Công ty mới tiếp tục mở siêu thị số 2 sau đó 3 năm, năm 2007 công ty mở thêm siêu thị ở Ngô Gia Tự, và năm vừa qua là siêu thị tại Quang Trung.

Bên cạnh đó, Công ty đầu tư vào các lĩnh vực khác: Đầu tư vào khoa học công nghệ thấp nhất 71,9 triệu, đầu tư cho nguồn nhân lực 172,8 triệu, đầu tư cho Marketinh 175,9 triệu và các hoạt động đầu tư khác là 52 triệu. Hầu hết các hoạt động đầu tư đều giảm so với năm trước, chỉ có hoạt động đầu tư cho Marketing vẫn tăng nhẹ nhưng xu hướng tăng giảm dần: Năm 2006 tăng 18%, năm 2007 tăng 12% đến năm 2008 tăng lên 53% nhưng năm 2009 chỉ tăng hơn 11%

Như vậy cơ cấu đầu tư hiện nay của Công ty ngày càng cải thiện hợp lý hơn. Để tập chung cho việc mở rộng hệ thống siêu thị mà các khoản đầu tư khác bị thu nhỏ quy mô, vốn đầu tư cho các hoạt động khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ có thể nói là không đáng kể trong tổng mức vốn đầu tư. Nhưng nhìn vào xu hướng tăng của vốn đầu tư có phần chưa hợp lý. Việc tập trung đầu tư cho tăng số siêu thị là việc làm đúng hướng của một công ty thương mại song, Công ty cũng cần phải đầu tư chú trọng vào hoạt động Marketing và phát triển khoa học hơn nữa. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ là 47,1triệu chiếm tỷ trọng nhỏ 0,6% tổng mức vốn đầu tư, marketinh là 608 triệu chiếm 0,84% là hơi thấp. Nhất là Marketing là yếu

tố quan trọng đối với một công ty thương mại với các sản phẩm là mặt hàng tiêu dùng chiếm phần quan trọng. Sự phát triển tên ảnh hưởng tới rất nhiều số lượng, sự tin dùng của khách hàng. Quyết định Công ty có lớn mạnh được hay không phải tăng cường nhiều hơn nữa việc đầu tư phát triển Marketinh. Bên cạnh đó, phát triển khoa học công nghệ cũng là yếu tố cần được chú trọng hơn. Trong thời buổi hiện đại ngày nay khoa học giúp giải phóng sức lao động, làm việc chính xác hiệu quả, và hơn thế nữa nó còn thể hiện một Công ty hiện đại. Năm 2009, phần vốn cho phát triển khoa học chỉ có 79,1 triệu, chiếm 0,2% trong tỷ trọng. Sự tăng giảm không ổn định trong vốn đầu tư cho khoa học cũng là một điều bấp bênh. Vì vậy, Công ty cũng cần phải chú trọng hơn nữa việc đầu tư phát triển các nguồn lực ổn định hơn.

Trên đây là toàn bộ khái quát về vốn, cơ cấu vốn và cơ cấu đầu tư của Công ty Thương mại Cổ phần Việt Long giai đoạn 2000- 2004. Để biết thêm chi tiết từng hoạt động đầu tư của Công ty, chúng ta tiếp tục phân tích ở phần sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Thương mại Cổ phần Việt Long (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w