HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan Công ty Điện lực I (Trang 29 - 31)

1. Vai trò.

Cơ cấu bộ máy là phương tiện tuyền đạt các kế hoạch quản lý và là công cụ để thực hiện các kế hoạch. Do vậy một cơ cấu tốt là một công cụ tốt để đạt được mục tiêu. Dưới tác động của môi trường, của nhận thức con người nên cơ cấu luôn cần biến đổi để ngày càng hoàn thiện.

2. Quy trình xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy đối với bất kì tổ chức nào cũng phải tuân theo những bước sau:

Bước 1: Nghiên các chiến lược và các yếu tố khác ảnh hưởng nên

cơ cấu. Kết quả của bước này chính là mô hình cơ cấu tổng quát.

* Mức độ chuyên môn hoá sâu thế nào và quá trình CMH để xác định danh mục hoạt động của cơ cấu .

* Tiêu chí nào được sử dụng để phân chia bộ phận thành các mô hình hợp nhóm công việc. Tầm quản lý thế nào, mô hình phân chia quyền hạn ra sao.

* Mức độ tập trung và phân quyền

Bước 2: Phân chia công việc theo logic

* Phân chia mục tiêu kế hoạch Tập hợp các chức năng tập hợp các công việc.

* Kết quả của bước này là nhiệm vụ chức năng công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu.

* Sử dụng mô hình chuỗi gía trị để phân chia công việc.

Bước 3: Hình thành các bộ phận phân hệ thông qua cơ cấu.

Gồm các công việc:

- Hình thành các bậc quản lý dựa vào tầm quản lý và tiêu chí hợp

nhóm các bộ phận.

- Giao quyền hạn cho các bộ phận cấn xác định ai có quyền ra

quyết định đối với ai, hay ai phải báo cáo với ai.

- Phối hợp các bộ phận với nhau: Xây dựng cơ chế phối hợp, cơ

chế giám sát và xây dựng các công cụ tiến hành phối hợp.

Bước 4: Thể chế hoá cơ cấu.

Đây là bước công bố cơ cấu của tổ chức cho mọi người biết và nắm rõ. Người ta thường sử dụng sơ đồ cơ cấu, bảng mô tả vị trí công tác, sơ đồ giao quyền quyết định để trong bước này.

• Sơ đồ cơ cấu:

Dùng để mô tả vị trí các bộ phận vị trí trong cơ cấu và mối quan hệ giữa các bộ phận, phân hệ .

• Bảng mô tả vị trí công tác.

* Dùng để mô tả một vị trí trong cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiện, điều kiện làm việc, các yêu cầu kĩ năng, phẩm chất, ngoại hình.

* Mục đích của bảng mô tả công tác là giảm chồng chất về chức năng, nó còn là căn cứ để bồi dưỡng, đánh giá, kiểm tra nhân lực.

• Sơ đồ quyền hạn, trách nhiệm .

Để xác định quyền ra quyết định của các nhà quản lý trong việc thực hiện và mối quan hệ của họ trong quy trình quản lý .

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CƠ QUAN CÔNG TY ĐIỆN LỰC I (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan Công ty Điện lực I (Trang 29 - 31)