CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG BẢNG KÊ SỐ 5 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Tháng 11/2009 Có TK Nợ Tk TK... .. TK 152 TK 153 TK ... Cộng 641 735.658 642 1.333.780 Cộng 2.069.438 Ngày tháng Năm 2009
Người lập Kế toán trưởng
Lập NKCT số 7:
Từ bảng kê số 4 và bảng kê số 5, kế toán lập NKCT số 7 để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cho toàn DN:
Biểu 15: Nhật ký chứng từ
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7(trích)
PHẦN I: TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DN Tháng 11/2009 Đơn vị: VND CóT K Nợ Tk TK... TK 152 TK 153 TK ... Cộng TK 154 6.917.313 TK 621 724.275.097 TK 627 71.748.572 TK641 735.658 TK642 1.333.780 TK 632 4.658.000 ... Cộng 809.668.420 Ngày Tháng Năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Sổ cái TK 152 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, phản ánh sự biến động của NVL theo từng tháng trong năm.
Cách lập sổ cái TK 152:
Số dư đầu năm: Lấy từ sổ cái TK 152 năm trước.
Số phát sinh nợ: Lấy từ bảng kê chứng từ ghi có TK 111, TK 112, TK 141; cộng có TK 331 ở NKCT số 5 ghi có TK 331.1 và NKCT số 5 ghi có TK 331.2
Số phát sinh có: Được lấy từ NKCT số 7.
Sổ cái TK 152 được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khoá sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT và bảng kê.
Biểu 16: Sổ cái TK 152
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG SỔ CÁI
TK 152 - NGUYÊN VẬT LIỆU
Đơn vị : đồng
Số dư đầu năm
Nợ Có 189.875.140 Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng Tháng 11 Tháng ... Tháng TK 111.1 (Bảng kê ghi có TK 111.1 ... 56.298.514 TK 112.1 (Bảng kê ghi có TK 112.1) ... 215.715.097 ... ... TK 141(Bảng kê ghi có TK 112.1) 13.650.000 TK 154.2 ... 105.690.571 TK 311.1 ... 25.689.725 TK 311.2 ... 35.578.500 TK 331.1 (NKCT số 5 TK 331.1) ... 335.977.588 TK 331.2 (NKCT số 5 TK 331.2) ... 34.947.453 Cộng số phát sinh nợ 813.547.448 Tổng số phát sinh có (NKCT số 7) 809.668.420 Số dư cuối tháng Nợ 290.965.720 294.844.748 Có
CHƯƠNG III:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG.
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán NVL tại Công ty.
3.1.1. Những thành tựu và ưu điểm công tác hoạch toán nguyên vật liệu.
Vượt bao nhiêu thăng trầm, khó khăn và thử thách ngày nay Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang ngày càng phát triển vững mạnh không ngừng đổi mới. Cùng với sự phát triển của Công ty, bộ máy kế toán của Công ty cũng ngày càng được hoàn thiện, tổ chức quản lý một cách chặt chẽ hơn do đó đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển của Công ty.
Đứng trên góc độ thực hiện chức năng hoạch toán, bộ máy kế toán đã giúp Công ty thực hiện đầy đủ các giai đoạn hoạch toán của một đơn vị hoạt động hoạch toán độc lập: Từ lập chứng từ hoạch toán, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty với phòng kế toán, đảm bảo công tác kế toán được trôi chảy và nhịp nhàng.
Trên góc độ quản lý, bộ máy kế toán của Công ty đã được xây dựng rất hợp lý và đã chuyên môn hoá được công tác kế toán theo từng phần hành cụ thể, tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người. Do vậy, việc tổ chức công tác hoạch toán và vận dụng cải tiến mới trong hoạch toán được tiến hành một cách thuận lợi, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị.
Công tác kế toán vật liệu được tiến hành hàng tháng với cán bộ kế toán vật liệu nhiệt tình, hàng ngày kế toán NVL xuống kho để nhận chứng từ, do đó có thể cung cấp thông tin cập nhật cho các nhà quản lý của Công ty nắm bắt được thông tin kịp thời, phục vụ cho việc lập kế hoạch thu mua NVL và xuất dùng NVL cho sản xuất hàng tháng.
Trên cơ sở phản ánh thông tin chính xác và kịp thời về tình hình nhập - xuất - tồn NVL hàng ngày. Điều này giúp cho cán bộ Công ty đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua NVL, với khối lượng sử dụng NVL lớn, chủng loại đa dạng mà Công ty đã cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, không làm gián đoạn quá trình sản xuất, đó là cả một sự cố gắng, nỗ lực với tinh thần trách nhiệm rất cao của các cán bộ, phòng ban trong Công ty.
Các kho NVL được tu sửa hàng năm và thủ kho có tinh thần trách nhiệm cao nên việc tổ chức bảo quản NVL, tổ chức giao nhận và cấp phát việc sử dụng NVL tiến hành khá tốt không xảy ra trường hợp mất mát và NVL ít bị hư hỏng, mất phẩm chất.
Công tác kế toán NVL được tuân thủ chế độ một cách khá chặt chẽ,
hệ thống sổ sách, chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ được tổ chức hợp lý, hợp lệ và đầy đủ, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao, thêm vào đó lại được sự giúp đỡ của hệ thống máy tính nên công tác kế toán NVL được thực hiện một cách trôi chảy, hiệu quả.
3.1.2. Những tồn tại trong công tác hoạch toán nguyên vật liệu.
- Ở phòng Kế toán, kế toán vật liệu không mở sổ theo dõi xuất vật liệu cho từng đối tượng sử dụng. Mà cuối tháng, mới nhặt số liệu từ phiếu xuất vật tư tập hợp rồi vào bảng kê chi tiết vật liệu, bảng phân bổ NVL, bảng kê tính giá thực tế NVL. Như vậy, công việc sẽ dồn vào cuối tháng và thông tin đưa ra không kịp thời.
- Chi phí công tác phí cho cán bộ thu mua NVL thì kế toán không hoạch toán vào TK 152 để phân bổ cho từng loại NVL ...mà hoạch toán vào TK 6428 là không phản ánh đúng giá thực tế của NVL nhập kho.
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ VL ...thì kế toán vật liệu cũng không hoạch toán vào TK 152 để phân bổ cho từng loại VL ...mà hoạch toán vào TK 6278 là không phản ánh đúng giá thực tế của VL nhập kho.
- Về việc hoàn thiện xử lý số phế liệu phát sinh ở Công ty cho việc thu hồi vốn giảm chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
- Về việc tăng cường công tác quản lý VL nâng cao hiệu quả sử dụng VL ở Công ty như lập định mức dự trữ cho một số VL có tần suất sử dụng cao, thường xuyên nắm bắt thông tin về số tồn kho VL, và tăng tốc độ luân chuyển vốn dự trữ VL.
- Việc sử dụng giá xuất kho NVL theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ tuy có ưu điểm là dễ thực hiện và san bằng được sự chênh lệch giá cả NVL do sự thay đổi thất thường của giá tuy nhiên kế toán không thể xác định được giá trị NVL xuất và tiến hành ghi sổ ngay khi nghiệp vụ phát sinh mà đến cuối kỳ kế toán mới xác định được giá trị xuất kho và giá trị NVL xuất dùng. Điều này làm cho công việc kế toán dồn nhiều vào cuối kỳ, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc của các phần hành kế toán khác cũng như không phản ánh được một cách kịp thời thông tin về tình hình N-X-T tại thời điểm bất kỳ do đó ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý của Công ty.
3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang.
Công tác kế toán vật liệu tại Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang nhìn chung đã có nhiều cố gắng trong công tác hoạch toán kế toán. Kế toán của Công ty đã tổ chức, lựa chọn vận dụng các phương pháp kế toán, áp dụng phương pháp sổ kế toán, các kỹ thuật hoạch toán một cách khoa học, phù hợp
với điều kiện thực tế ở Công ty. Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển chung của nền kinh tế, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán vật liệu nói riêng phải từng bước hoàn thiện hơn nữa. Có như vậy mới có thể phát huy một cách tốt nhất hiệu quả của công tác kế toán, phải có những bước tiến kịp sự phát triển chung của nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị doanh nghiệp trong công tác quản lý. Để có thể đóng góp một phần vào sự phát triển chung của công tác kế toán vật liệu tại Công ty, tôi xin được đưa ra một số ý kiến đề xuất chủ yếu nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán vật liệu như sau.
3.2.1. Hoàn thiện việc sử dụng hệ thống danh điểm vật liệu - Sổ danh điểm vật liệu:
Để hệ thống danh điểm được áp dụng rộng rãi trong toàn Công ty, tạo tiền đề cho việc nhận biết và nắm bắt được một cách nhanh nhất các loại, thứ, hạng vật liệu, Công ty nên có những giải pháp nhất định. Việc áp dụng rộng rãi hệ thống danh điểm có tác dụng lớn trong điều kiện hiện đại hoá trong công tác quản lý vật liệu. Tôi xin được trình bày ý kiến của mình trên cơ sở các quá trình của công tác quản lý vật liệu tại Công ty. Ngay từ khi tính toán các định mức chi phí cho từng loại vật liệu và lập kế hoạch sản xuất trong tháng gửi phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật chưa thực hiện việc áp dụng hệ thống danh điểm để ký hiệu cho từng loại vật liệu. Trên cơ sở từng loại vật liệu với các mã số kèm theo mà phòng Kỹ thuật chuyển sang, với số vật liệu tồn kho cuối tháng được kế toán cung cấp, phòng Kinh doanh với điều kiện được áp dụng máy vi tính sẽ dễ dàng tính toán và lập kế hoạch thu mua NVL cho từng tháng. Trong điều kiện sử dụng số danh điểm, kế toán không cần phải nhập dữ liệu chi tiết theo tên gọi của từng loại vật liệu (vì công việc này chiếm khá nhiều thời gian trong khi các nghiệp vụ nhập- xuất vật liệu diễn ra
tiêu liên quan (số lượng tồn kho, giá trị vật liệu tồn kho, số cần phải cung cấp cho sản xuất theo kế hoạch...).
3.2.2. Hoàn thiện công tác thu mua nguyên vật liệu.
Phòng Kinh doanh với tư cách là người lập chứng từ, cùng bộ phận kho, kế toán dễ dàng thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các số liệu liên quan với nhau, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu định mức chi phí, định mức sản xuất của từng loại một cách chặt chẽ nhất. Trên cơ sở áp dụng rộng rãi hệ thống danh điểm, tính chặt chẽ, hiệu quả công tác quản lý cũng được nâng cao lên.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chất lượng vật liệu đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức thu mua, vận chuyển, bảo quản ... có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí vật liệu, chất lượng vật liệu, từ đó có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng và giá thành sản phẩm.
Ở Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang, ở khâu tổ chức kho tàng đã làm tốt, nhưng ở khâu thu mua vật liệu, khi thu mua vật liệu, trong trường hợp thiếu vật liệu cho sản xuất, cán bộ thu mua vật liệu thường mua với giá trị vật liệu nhỏ và nguồn cung cấp là các tổ chức kinh doanh độc lập nên khi mua thì phần giá trị mua đó không được khấu trừ thuế GTGT, nên tôi xin đưa ra đề xuất là các loại, thứ vật liệu ít sử dụng cho sản xuất sản phẩm thì kế toán Công ty vẫn nên tổ chức thu mua với khối lượng nhất định ở các đơn vị bán có tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trên cơ sở định mức, dự trù vật tư cho sản xuất sản phẩm và kế hoạch thu mua vật liệu để giá trị mua vật liệu này được khấu trừ thuế GTGT. Điều này góp phần làm giảm được chi phí sản xuất cho sản xuất sản phẩm.
Chi phí công tác phí cho cán bộ thu mua thì ở Công ty hoạch toán vào TK 6428 là không phản ánh đúng trị giá thực tế của vật liệu nhập kho. Vậy, kế toán Công ty nên hoạch toán chi phí này vào giá thực tế của vật liệu nhập
kho ( hoạch toán vào TK 1521, 1522 ) để phân bổ chi phí đó cho từng thứ, từng loại, từng đơn vị tính NVL theo tiêu thức phân bổ phù hợp nhất.
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ khi thu mua vật liệu thì kế toán Công ty cũng không hoạch toán vào giá thực tế của NVL nhập kho, mà hoạch toán sang TK 6278 là không phản ánh đúng trị giá thực tế của vật liệu nhập kho. Và ý kiến ở đây cũng là đưa chi phí này vào trị giá của vật liệu và phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Và ý kiến đưa ra là có thể kế toán Công ty nên phân bổ các chi phí này theo tiêu thức phân bổ theo trọng lượng của vật liệu mua nhập kho ( hoặc có thể theo tiêu thức trị giá vật liệu nhập kho) để phản ánh đúng giá thành sản xuất sản phẩm nhập kho.
3.2.3. Hoàn thiện công tác lập dự phòng cho các TK hàng tồn kho:
Do sản xuất chủ yếu theo các đơn đặt hàng nên khối lượng NVL của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang biến động trong tháng rất lớn, giá trị có thể lên đến hàng chục tỷ đồng. Mặt khác giá mua NVL lại biến động thường xuyên, lên xuống thất thường do đó chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá cả NVL trên thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất của Công ty. Vì vậy, việc lập dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho đối với Công ty là rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành lập dự phòng do đó Công ty cần có sự quan tâm hơn nữa đối với công tác này.
* Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính, sau khi đã tiến hành kiểm kê đánh giá lại giá trị NVL.
- Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho tổng thể vật tư sản phẩm hàng hoá tồn kho.
- Để được lập dự phòng giảm giá thì NVL phải có các điều kiện sau:
- NVL là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập cáo cáo TC, có giá thị trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán.
- NVL thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
- Có chứng từ, hoá đơn hợp lý, hợp lệ chứng minh giá vốn tồn kho. • Phương pháp xác định mức dự phòng giảm giá HTK:
Mức dự phòng cần lập năm tới cho hàng tồn kho i = Số lượng hàng tồn kho i cuối niên độ x mức giảm giá của hàng tồn kho i
* Tài khoản được sử dụng để hoạch toán là TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết cấu của tài khoản như sau:
- Bên nợ: Hàng nhập dự phòng giảm giá - Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá
- Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có. * Phương pháp hoạch toán dự phòng.
- Cuối niên độ kế toán:
- Hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập năm trước: Nợ TK 159
Có TK 721 Số dự phòng đã lập năm trước - Đồng thời trích lập dự phòng cho năm tới
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 159 Số dự phòng cần lập
- Trong kỳ nếu NVL đã lập dự phòng đưa vào sản xuất và bán, kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng và đưa NVL vào chi phí.
Nợ TK 159: Số dự phòng đã trích lập