III. MINH HỌA BẰNG DỰ ÁN CỤ THỂ
6. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội – Hạ tầng kỹ thuật
Cán bộ lập dự án đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về nội dung này,thông tin được đưa ra rất cụ thể,chi tiết. Từ đó có ít nhiều đưa ra những đánh giá về tác động tích cực hay tiêu cực đến các dự án đầu tư nói chung,song lại chưa nêu ra được tác động cụ thể với dự án đang xét:
6.1 Điều kiện tự nhiên
6.1.1 Điều kiện địa hình
6.1.1.1 Điều kiện địa hình chung của tỉnh Hải Dương và huyện Cẩm Giàng Hải Dương là tỉnh không có bờ biển. Địa hình được chia làm 2 vùng chính. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên 9 huyện phía Nam và TP Hải Dương, vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở 2 huyện phía Bắc là Chí Linh và Kinh Môn. Nhìn chung, Hải Dương có địa hình dốc dần từ phía Bắc xuống phía Nam. Huỵên Cẩm Giàng nằm trong vùng đồng bằng của tỉnh Hải Dương, có địa hình bằng phẳng và cũng mang đặc điểm chung của tỉnh Hải Dương có xu hướng dốc dần từ Bắc xuống Nam. Độ chênh lệch cao độ giữa chỗ cao nhất và thấp nhất từ 0,75m đến 1,2m. Địa hình này rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và phát triển công nghiệp.
6.1.1.2 Điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu
Hiện trạng khu đất nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Bắc xuống Nam.
Cao độ hiện trạng lớn nhất: +2.788
Cao độ hiện trạng nhỏ nhất: -0.02 (đáy sông Mao). Cao độ hiện trạng trung bình: +1.50 ữ +1.70 Cao độ mép đường QL5: +4.065 ữ +4.515
6.1.2 Điều kiện khítượng thuỷ văn 6.1.2.1. Khí hậu
Tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Cẩm Giàng nói riêng nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cho nên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, nhiệt độ trung bình từ 160C đến 250C, lượng mưa ít, độ ẩm cao.
6.1.2.2. Thuỷ văn
Hải Dương là tỉnh có hệ thống sông ngòi tương đối phong phú. Hệ thống sông ngòi không những là ranh giới tự nhiên với các tỉnh tiếp giáp mà còn phân bố tương đối
đều giữa các huyện trong tỉnh, trong đó sông lớn nhất chảy qua tỉnh Hải Dương là sông Thái Bình. Hệ thống sông ngòi này là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương. Do đặc điểm địa hình Hải Dương tương đối bằng phẳng, hệ thống thủy nông tương đối hoàn chỉnh, tiêu thoát nước tốt nên hậu quả do lũ lụt gây ra trong mùa mưa bão với Hải Dương thường không lớn.
6.1.3 Điều kiện địa chất
Qua kết quả khảo sát địa chất thấy rằng khu vực nghiên cứu dự án có cấu tạo địa chất tương đốiđồng đều.
6.1.4 Điều kiện cung cấp vật liệu
Qua quá trình khảo sát cho thấy có thể sử dụng một số vật liệu xây dựng của địa phương phục vụ cho công trình, bao gồm:
- Cát: dùng nguồn cát được chở đến từ sông Thái Bình và 1 số sông khác như:sông Kinh Thầy, sông Luộc...
- Đất đắp nền: lấy từ địa bàn huyện Chí Linh, Kinh Môn.
- Đá xây dựng: được lấy từ các mỏ đá thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nam.
- Xi măng, sắt, thép, nhựa đường, cát xây và các vật liệu khác lấy tại trung tâm huyện Cẩm Giàng và các huyện lân cận.
6.2 Tình hình kinh tế xã hội
6.2.1. Hiện trạng lao động
- Tính đến năm 2006, số người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh là 1.081.507 người chiếm 62,8% dân số trong tỉnh. Huyện Cẩm Giàng có 78.232 ngừơi trong độ tuổi lao động, chiếm 64,3% dân số trong huyện
- Lao động đang là m việc trong các ngành kinh tế trong tỉnh là 963.315 người, chiếm 89% số dân trong độ tuổi lao động
- Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 67,5%, trong các ngành công nghiệp XD: 18,6% và trong các ngành dịch vụ: 13,9%. Mặc dù trong các ngành nông nghiệp, lao động chiếm đa số nhưng xét về mặt năng suất xã hội (tỷ số GDP/LĐ trung bình đang làm việc) thì lao động trong các ngành CN-XD đạt hiệu quả cao nhất: 37,8 triệu đồng/ người, trong khi các ngành dịch vụ đạt 34,3 triệu đồng/ người và các ngành nông nghiệp đạt 6,4triệu
đồng/người (số liệu thống kế năm 2006). Chính vì thế, xu hướng phát triển cơ cấu lao động trong những năm tiếp theo sẽ là: Giảm dân số lao động nông nghiệp và tăng dân số lao động CN-XD và dịch vụ.
- Bảng cơ cấu lao động tỉnh Hải Dương được trình bày dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn xu hướng biến đổi đó.
Bảng 2: Cơ cấu lao động tỉnh Hải Dương
Đơn vị: %
Ngành/Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006
Nông- Lâm- Thuỷ sản 82,4 80,3 77,1 73,9 70,5 67,5
Công nghiệp- Xây dựng 9,0 10,5 12,0 13,5 15,8 18,6
Dịch vụ 8,6 9,2 10,9 12,6 13,7 13,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương - 2006
Bảng 3: Cơ cấu lao động huyện Cẩm Giàng
Đơn vị: %
Ngành/Năm 2003 2005 2006
Nông- Lâm- Thuỷ sản 77,83 74,67 68,00
Công nghiệp- Xây dựng 14,36 17,33 21,50
Dịch vụ 7,81 8,00 10,5
Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Cẩm Giàng, giai đoạn 2004-2010
Trong mấy năm qua, do các ngành CN-XD và dịch vụ phát triển, tạo điều kiện việc làm cho nhiều lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang. Nguồn lao động này là dồi dào như ng chủ yếu là lao động giản đơn, do chưa được đào tạo nâng cao trình độ
6.2.2 Hiện trạng sử dụng đất
đất tự nhiên của tỉnh, giảm khoảng 5% so với năm 2000. Việc giảm diện tích đất nông nghiệp hàng năm là do sự chuyển đổi một phần sang đất phi nông nghiệp để phát triển các KCN, khu đô thị mới, xây dựng cải tạo và nâng cấp mở rộng hệ thống HTKT và các mục đích KT-XH khác.
Cơ cấu sử dụng các loại đất trong năm 2005 của huyện Cẩm Giàng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Thống kê diện tích hiện trạng sử dụng đất.
Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 10934,32 100
1.Đất nông nghiệp. 6872,00 62,84
2.Đất phi nông nghiệp. 4023,32 31,16
3.Đất chưa sử dụng - -