Mức độ tăng trưởng của thị trường bánh kẹo Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (Trang 45 - 50)

II. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ

b.Mức độ tăng trưởng của thị trường bánh kẹo Việt Nam

Theo nghiên cứu của tổ chức SIDA Thụy Điển, ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 2%/năm). Hiện nay khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%) trong 4 năm từ 2003 đến 2006 tức khoảng 3%/năm.

Cũng theo tính toán của công ty điều phối “Triển lãm quốc tế về bánh và công nghệ sản xuất”, tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số tương tự của các nước trong khu vực

như Trung Quốc là 49,09%; Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%…

Không những vậy, tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay, tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ ở mức khoảng 2kg/người/năm. Do đó, ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chính những sự ổn định trong tăng trưởng đó khiến cho thị trường bánh kẹo Việt Nam là trở nên rất hấp dẫn. Tuy nhiên, với một thị trường có quy mô lớn như thị trường bánh kẹo, sự hấp dẫn này lại thu hút cạnh tranh một cách mạnh mẽ. Với hình thái thị trường đã phân tích ở trên là cạnh tranh có độc quyền, mức giá bán sản phẩm bánh kẹo nói chung sẽ có xu hướng giảm, do tình hình thị trường dễ dẫn đến cạnh tranh bằng giá. Là một doanh nghiệp có mặt lâu năm trên thị trường bánh kẹo Việt Nam, bánh kẹo Hữu Nghị có khá nhiều lợi thế, nhưng cạnh tranh càng ngày càng trở nên gay gắt sẽ là một trở ngại không nhỏ cho công ty. Điều quan trọng nhất phải làm lúc này la đưa ra những lợi thế riêng có và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

1.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam sẽ được phân tích cụ thể theo mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.

a.Mối đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và phức tạp, họ có rất nhiều lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Ngày càng ít những khách hàng có thói quen trung thành với một nhãn hiệu và sản phẩm nhất định, đặc biệt với các hàng hóa có giá trị thấp và trung bình. Các sản phẩm bánh kẹo hiện có trên thị trường ít có khác biệt. Các doanh nghiệp trên thị trường bánh kẹo có các sản phẩm tương tự nhau và có khả năng thay thế nhau rất lớn. Bên cạnh đó vốn đầu tư cơ bản cho công nghiệp thực phẩm nói chung và sản xuất bánh kẹo nói riêng không phải là lớn, so với đầu tư vào các ngành sản xuất lớn. Các dây chuyền hiện tại của các doanh nghiệp có thể được thuê tài chính. Lợi nhuận của một số doanh nghiệp trên thị trường bánh kẹo được thống kê lại như sau:

Bảng 1.1 Thống kê Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) của một số doanh nghiệp năm 2008(nguồn trích)

Bibica Kinh đô Hải Châu Hữu Nghị

Sức ép từ phía khách hàng Sức ép từ phía

nhà cung ứng

Sự đe doạ từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Cạnh tranh giữa các hãng trong

ngành

Sự đe của hàng hóa thay thế

ROE (%) 2,21 16,56 21,92 18,12

Những con số trên phần nào cho thấy, trong khi rất nhiều những thị trường khác có dấu hiệu đi xuống trong năm qua thì các doanh nghiệp trên thị trường bánh kẹo vẫn thu được lợi nhuận. Cổ phiếu của các công ty bánh kẹo luôn được các nhà đầu tư đánh giá là hấp dẫn nhờ sự an toàn. Trên thực tế, giá các cổ phiếu BBC (Bibica), HHC (Hải Hà), KDC (công ty cổ phần Kinh Đô), NXD (công ty cổ phần chế biến Kinh Đô Miền Bắc) ít biến động trên thị trường chứng khoán, trong khi rất nhiều các mã cổ phiếu ngành khác dao động rất nhiều. Dưới đây là biểu đồ cho thấy sự biến động giá của một số mã cổ phiếu bánh kẹo trong tháng 10/2008.

Sơ đồ 2 :

Biến động giá một số cổ phiếu bánh kẹo từ ngày 9/10/2008 - 15/10/2008 (nguồn trích )

Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy, nhờ sự phát triển và khả năng thu lợi nhuận ổn định, rào cản gia nhập và rút lui khỏi ngành sản xuất bánh kẹo không cao, và xu hướng tăng trưởng của thị trường hiện tại khiến cho thị trường này hiện đang có một sức hút khá lớn với các đối thủ tiềm ẩn. Đặc biệt, nhu cầu về các sản phẩm bánh phục vụ cho ăn uống hằng ngày như bánh mì, bánh tươi... ngày càng gia tăng là cơ hội cho các nhà sản xuất từ nước ngoài, vốn đã có sẵn công nghệ sản xuất các sản phẩm đó.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (Trang 45 - 50)