sử dụng phương phán gián điệp kinh tế nếu cần thiết.
3.2.5. Khắc phục nhược điểm của phương pháp định giá dựa vào chi phí
Nhược điểm của phương pháp này đó là: sự cứng nhắc trong định giá. Khi nhu cầu xuống thấp thì giá sẽ không hợp lý nếu không điều chỉnh.
Để khắc phục nhược điểm nêu trên, có thể cải tiến phương pháp này bằng cách Khách sạn sẽ chọn định mức lợi nhuận linh hoạt tuỳ vào tình hình cạnh tranh và cung cầu trên thị trường. Khi cạnh tranh trên thị trường mạnh, Khách sạn Phương Đông có thể giảm bớt mức lợi nhuận bằng cách giảm giá. Ngược lại, khi cạnh tranh yếu, Khách sạn có thể tăng giá bán.
3.2.6. Giải pháp về quản lý và tiết kiệm để hạn chế chi phí từ đó xây dựngchính sách giá hợp lý chính sách giá hợp lý
Xây dựng và thực hiện đúng các quy trình hoạt động tại các bộ phận trong khách sạn.
Tăng cường công tác quản lý nhất là quản lý nhân lực và tài chính theo phân cấp của Công ty.
Sử dụng triệt để và có hiệu quả các phần mềm quản lý khách sạn, để từng bước cải tiến để công nghệ thông tin thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho bộ máy quản lý.
Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục kết hợp với các biện pháp thưởng phạt nghiêm minh để triệt để tiết kiệm, coi tiết kiệm là biện pháp hàng đầu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên và các ban ngành có liênquan quan
Trong thị trường hiện nay giá cả được xác định theo cơ chế phụ thuộc vào mối quan hệ cung – cầu, đây là một xu thế tất yếu phù hợp với quy luật phát triển khách quan. Nhưng việc thay đổi giá thường xuyên hoặc đưa ra mức giá quá cao so với chất lượng hoặc cạnh tranh bằng giảm giá đã làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý khách hàng, tổn hại đến uy tín chung của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.
Hiện nay các khách sạn đang thực hiện chính sách giá linh động, khách hàng có thể thỏa thuận ở bất kỳ mức giá nào. Các khách sạn quốc doanh cũng có sự điều tiết theo quy luật cung – cầu tuy nhiên ít linh hoạt hơn các khách sạn cạnh tranh khác. Các khách sạn liên doanh và nước ngoài có chính sách giá khá rõ rang, họ định giá tương đối ổn định và theo đuổi mức giá đó nhờ các lợi thế về vốn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước, Cơ quan quản lý cấp trên và Ban ngành có liên quan cần:
Tăng cường quản lý kinh doanh khách sạn du lịch:
Khuyến khích các khách sạn đầu tư theo chiều sâu nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đẩy mạnh công tác xếp hạng sao cho các khách sạn.
Cương quyết tịch thu giấy phép kinh doanh của các cá nhân tổ chức không đủ điều kiện kinh doanh hoặc buộc các khách sạn không đủ tiêu chuẩn chuyển thành nhà trọ. Nhờ vậy các khách sạn muốn có chỗ đứng trên thị trường sẽ phải không ngừng cố gắng, bổ sung, đổi mới các sản phẩm dịch vụ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong khách sạn. Vì vậy các khách sạn này sẽ không có cơ hội cạnh tranh không lành mạnh về giá.
Khuyến khích thành lập hiệp hội khách sạn bao gồm các nhà quản lý của các khách sạn trong khu vực, qua đó tạo điều kiện cho các khách sạn có thể phối hợp thống nhất trong kinh doanh, trong đó có vấn đề thống nhất về giá cả hàng hóa dịch vụ khách sạn trong từng thời kỳ. Giúp các khách sạn tìm được tiếng nói chung trong môi trường cạnh tranh lành mạnh của toàn ngành.
Nhà nước và các ban ngành liên quan nên tạo điều kiện cho các khách sạn có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi để có thể đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, thu hút khách hàng bằng chất lượng từ đó hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh về giá của các khách sạn.
Để tránh tình trạng các khách sạn xây dựng tràn lan và không theo
quy hoạch như hiện nay, Nhà nước yêu cầu Bộ văn hóa thể thao và du lịch, các ban ngành liên quan của thành phố, địa phương xét duyệt cẩn thận trước khi cấp giấy phép kinh doanh.