+ Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, để tránh sự biến động đột ngột của nguyên vật liệu trong hiện tại và trong tương lai.
+ Thiết lập đội ngũ nhân viên thu mua có trình độ, có kinh nghiệm, trung thực am hiểu tình hình giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường và những yêu cầu của mỗi loại nguyên vật liệu cần mua.
+ Cần phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các phòng ban trong công tác cung ứng nguyên vật liệu cụ thể.
• Bộ phận cung ứng:
Lập kế hoạch tiến độ cung ứng, tính toán nguyên vật liệu cần dùng, dự trữ và mua sắm, chi tiết đối với từng chủng loại.
Tổ chức cấp phát nguyên liệu cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc cấp phát nguyên vật liệu đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
• Bộ phận kỹ thuật:
Cần ban hành hệ thống các mức tiêu dùng nguyên vật liệu, kiểm tra kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu trong quá trình thu mua, bảo quản và cung ứng.
• Phòng Tài chính:
Bảo đảm đầy đủ nguồn tài chính cho công tác thu mua, cung ứng.
Xác định rõ trách nhiệm của người thu mua, thời gian mua, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu sử dụng.
* Xác định khối lượng nguyên vật liệu cần mua.
- Căn cứ vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và khối lượng sản phẩm mỗi loại sẽ sản xuất trong kỳ, xác định khối lượng mỗi loại nguyên vật liệu cần dùng theo công thức sau: ∑ = = n i i i td Q m M 1 *
Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
mi: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm loại i.
Đối với các nguyên vật liệu không có mức tiêu dùng thì được xác định theo công thức: ∑ = = n i i tti td M h M 1 % *
Trong đó: Mtti: Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng
%hi: Phần trăm tăng giảm sản lượng so với kỳ trước của sản phẩm loại i
- Xác định nguyên vật liệu dự trữ.
Trong nhiều trường hợp để bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đồng thời đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của khách thì cần có một lượng nguyên vật liệu dự trữ nhất định, nhằm phòng tránh các rủi ro trong quá trình cung ứng:
n
dt m T
M = *
Trong đó: Mdt: Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên m: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu một ngày đêm Tn: Thời gian dự trữ thường xuyên
Sau khi xác định được các tiêu thức trên đây, để xác định được khối lượng nguyên vật liệu cần mua, cần xác định được lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (Ođk).
Khối lượng nguyên vật liệu cần mua được xác định theo công thức: Mcm = Mtd + Mdt = Mtd + Ock - Ođk
Trong đó:
Mcm: Khối lượng nguyên vật liệu cần mua Ođk: Lượng tồn kho đầu kỳ
Ock: Lượng dự trữ cuối kỳ.
3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện, duy trì và nâng cao tác dụng, hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 trong công ty hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 trong công ty
Cơ sở hình thành giải pháp
Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 là quá trình thường xuyên, liên tục. Được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000 chỉ là giai đoạn đầu của quá trình này. Quan trọng hơn phải là duy trì, phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 sau khi được chứng nhận.
Nội dung và điều kiện áp dụng giải pháp
+Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty về vai trò và nội dung của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận trong nhà trường với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo theo ISO 9000.
+ Coi trọng công tác lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ. Lập hồ sơ, phân loại hồ sơ, lưu trữ hồ sơ là công tác rất quan trọng. Nó đảm bảo nâng cao hiệu lực cho thực hiện các văn bản pháp quy, văn bản quản lý của công ty và đảm bảo nâng cao tính khoa học của công tác quản lý chất lượng.
Hiện nay công tác quản lý hồ sơ tài liệu và lưu trữ sổ sách, tại các phòng ban chưa thật tốt. Để thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 đòi hỏi Công ty và các phòng ban phải tăng cường phối hợp và đổi mới công tác này, thể hiện trên các mặc chủ yếu:
• Lập hồ sơ cho mọi công việc.
• Phân loại hồ sơ, văn bản. Trong đó xác định rõ các loại văn bản đã và đang có, văn bản nào còn hiệu lực và văn bản nào không còn hiệu lực, văn bản nào còn phù hợp và văn bản nào không còn phù hợp.
• Lưu trữ hồ sơ, văn bản.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế, nhất là sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sản xuất của Công ty cổ phần gia dụng GOLDSUN muốn tồn tại và phát triển được, mở rộng thị trường thu hút được khách hàng tạo nhiều công ăn việc làm cho công nhân thì yêu cầu đặt ra hàng đầu là chất lượng sản phẩm phải được cải thiện và nâng cao.
Sau một quá trình nghiên cứu, học hỏi với thái độ nghiêm túc, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo và sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên công tác tại Công ty cổ phần gia dụng GOLDSUN, đến nay chuyên đề tốt nghiệp của em đã hoàn thành.
Trên cơ sơ những kiến thức tích luỹ ở trường và qua việc tìm hiểu cặn kẽ công tác quản lý chất lượng, hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần gia dụng GOLDSUN. Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần gia dụng GOLDSUN” của em được hoàn thành. Thực hiện đề tài là một cơ hội tốt cho em có thể ứng dụng những lý luận vào thực tiễn. Em cũng hi vọng một số giải pháp mà em đưa ra có thể ứng dụng vào công tác chất lượng tại Công ty cổ phần gia dụng GOLDSUN. Nhưng do những hạn chế về trình độ, thời gian nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo, bạn bè và tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty cổ phần gia dụng GOLDSUN.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo VŨ TRỌNG NGHĨA, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần gia dụng GOLDSUN đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, Ngày 14 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Vũ Thế Hùng
Phụ lục 1
lượng