Các chi phí liên quan tới hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt (Trang 51 - 53)

Chi phí hoạt động huy động vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, nó bao gồm chi phí trả lãi

trọng cao nhất bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá; Các chi phí khác là chi phí phục vụ cho hoạt động huy động vốn như trả lương, khấu hao tài sản, chi phí bảo hiểm tiền gửi... Chi phí cho hoạt động này của CNHQV được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6: Tình hình chi phí huy động vốn tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2007 31/12/200831/12/2009 +/- 1. Tổng chi phí 148,456 159,782 183,444 163,894 - Chi phí trả lãi (CPTL) 138,234 167,469 193,404 166,369 - Tỷ trọng CPTL/ Σ CPHĐ 93,11% 95,41 94,85 94,46%

2. Chênh lệch lãi suất (R-V) 0,16% 0,13% 0,22% 0,170%

- Lãi suất đầu vào (V) 0,45% 0,49% 0,43% 0,467%

- Lãi suất đầu ra (R) 0,61% 0,62% 0,65% 0,637%

3. Số dư bình quân NVHĐ 2.381 3.127 3.554 3.020,67

4. Mức chi phí HĐ bình quân 63,90% 65,100% 68,30% 65,767

5. Mức lãi suất HĐ bình quân 6,39% 6,620% 6,575% 6,258%

6. Mức thu lãi CV bình quân 7,10% 7,278% 7,290% 7,226%

7. Chênh lệch LSBQ (7=6-5) 0,71% 0,667% 0,715% 0,697%

Nguồn: Phòng Kế hoạch- Nguồn vốn

Qua bảng trên cho thấy, mức chi phí huy động vốn bình quân, có chiều hướng tăng qua các năm từ 2007 đến 2009, Năm 2007 mức chi phí bình quân là thấp nhất (6,39%), năm 2008, 2009 chi phí hoạt động bình quân tăng khá cao lên 6,62% và 6,575%, điều này là so trong năm 2008, các ngân hàng

suất lên cho phù hợp với sự biến động của thị trường. Năm 2009 mức lãi suất huy động có sự giảm sút so với năm 2008 là vì năm 2008 mức lãi suất không phản ánh đúng thực trạng nhu cầuvốn cho nền kinh tế. Do có sự can thiệt của NHNN ngay từ đầu năm, các ngân hàng thương mại đã động loạt giảm bớt lãi suất huy động nhằm ổ định thị trường tiền tệ nên lãi suất huy động bình quân của Chi nhánh cũng giảm từ 6,62% xuống 6,575%. Ngoài ra còn một nhân tố nưa không kém phần quan trọng làm thay đổi mức lãi suất huy động bình quân là thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động (thời hạn, loại đồng tiền huy động).

Về mức chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động (đầu vào) và lãi suất cho vay (đầu ra), nhìn chung có sự ổn định , năm 2007 là 0,71%, năm 2008 là 0,667% giảm 6,06% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 7,20% so vỡi năm 2008 và bằng 0,07% so với năm 2007. Sang năm 2009 mặc dù lãi suất huy động có giảm so với năm 2008 nhưng lãi suất cho vay lại tăng lên do đó mà mức chênh lệch vẫn không thay đổi là mấy.

Trong thời gian tới, với việc ra đời và đi vào hoạt động của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, chắc chắn sẽ không có sự biến động nhiều giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. Do vậy các ngân hàng không thể dùng lãi suất là công cụ cạnh tranh hữu hiệu mà khi đó sự thành công của ngân hàng tuỳ thuộc vào quy mô, số lượng, chất lượng sự thuận tiện trong sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt (Trang 51 - 53)