Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt (Trang 36)

Việt

Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, bên cạnh những hoạt động chính còn có các dịch vụ khác như chuyển tiền điện tử , thanh toán chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh dự thầu, dịch vụ ATM...Trong những năm qua, bên cạnh những mặt đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Chính phủ đã thực thi nhiều giải pháp để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cũng như kích cầu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong một số ngành, lĩnh vực vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Đứng trước những khó khăn và thuận lợi, từ khi đi vào hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp trong chỉ đạo và điều hành đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đó là hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, thu hút ngày càng đông khách hàng đến với ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt có thể xem xét trên một số mặt sau:

Quốc Việt cũng thực hiện chức năng chính của mình là đi vay vốn từ nền kinh tế để cho vay. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội đó là tái sản xuất xã hội, còn đối với NH hoạt động cho vay có ý nghĩa sống còn, nó phản ảnh khả năng tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh. Xác định được tầm quan trọng đó, chi nhánh tiếp tục tập trung đầu tư cho khách hàng truyền thống đồng thời tích cực mở rộng thị phần, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận nhiều dự án khả thi. Do vậy dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu được rủi ro.

Trong bối cảnh hiện nay môi trường đầu tư hết sức khó khăn do vậy NH đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát các DN, phân tích kỹ những thuận lợi, tình hình sản xuất kinh doanh và dự đoán những vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi ro đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn giúp họ đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong SXKD. Hiện nay chi nhánh đang thực hiện các hoạt động tín dụng sau:

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các DN và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá thể và hộ gia đình.

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như : sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái, phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống

Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chưng từ, các giấy tờ có giá khác.

2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt hiện nay ngoài các hoạt động cho vay và nhận tiền gửi thì chi nhánh còn cung cấp các dịch vụ khác như:

điện nước, điện thoại.

Dịch vụ về tư vấn tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ khác

Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển tiền cho người thân, con em du học ở nước ngoài

Dịch vụ WESTERN UNION

Chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ : Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, chuyển tiền điện tử.

Công tác dịch vụ của chi nhánh ngày càng phát triển, tổng thu phí dịch vụ năm sau cao hơn năm trước.Tổng khối lượng thanh toán quốc tế của chi nhánh đạt gần 3 triệu USD, thu phí đạt 270 triêu đồng.Tổng thu phí dịch vụ đạt 447 triệu đồng.Sang năm 2008 do hạn chế phát triển công tác tín dụng nên việc phát triển dịch vụ phần nào cũng bị hạn chế.Trong năm chi nhánh đã thực hiện được 248 món thanh toán quốc tế, thu phí 240 triệu đồng.Tổng thu phí dịch vụ đạt 715 triệu đồng trên 800 triệu đồng được giao.Bước sang năm 2009, dư nợ tín dụng tiếp tục giảm sút. Tuy nhiên, tổng thu phí dịch vụ của chi nhánh vẫn vượt kế hoạch được giao.Tổng thu phí dịch vụ năm 2009 của chi nhánh đạt 802 triệu đồng trên 740 triệu đồng.

Tuy nhiên, so với tiềm năng của chi nhánh và của thị trường thì công tác dịch vụ của chi nhánh vẫn chưa đạt yêu cầu.Chi nhánh chưa tiếp cận được với các cửa hàng đại lý, các doanh nghiệp trên địa bàn, chưa thâm nhập sâu vào đối tượng là học sinh, sinh viên trong khi đội ngũ trên địa bàn này là tương đối nhiều.

2.1.3.3. Công tác kế toán tài chính và kết quả kinh doanh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thì chi nhánh NHNo &PTNT Hoàng Quốc Việt còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà Nội. Sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành hữu quan, cùng với sự nỗ lực cộng với nhiệt tình của cán bộ nhân viên trong chi nhánh thì chi nhánh thu được những kết quả đáng

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền(Tỷ đồng) Số tiền (Tỷ đồng) Tốc độ tăng giảm (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tốc độ tăng giảm (%) Tổng thu nhập 25,759 31,723 23,15% 37,947 19,61 Tổng chi phí 19,251 30,256 57,16% 32,996 9,05 Lãi 6,508 1,467 -77,45 4,951 237,4

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo &PTNT Hoàng Quốc Việt )

Nhìn vào bảng thu nhập - chi phí của ngân hàng, ta thấy thu nhập ngân hàng không ngừng tăng lên hàng năm. Đặc biệt năm 2009 thu nhập tăng vọt lên 37,947 tỷ đồng. Tăng lên 44,41% so với năm 2007 khiến cho lãi tăng lên tương ứng là 4,951 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt là khả quan. Trong tương lai với sự lỗ lực và cố gắng của cán bộ nhân viên chắc chắn ngân hàng sẽ còn đạt được nhiều thành công hơn nữa.

2.1.4. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo& PTNT HOÀNG QUỐC VIỆT NHÁNH NHNo& PTNT HOÀNG QUỐC VIỆT

2.1.4.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cung ứng vốn của ngân hàng đối với nền kinh tế góp phần thoả mãn nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính quá trình này tác động trở lại đối với hoạt động của ngân hàng tạo nên sức cầu về vốn tín dụng và nguồn cung ứng vốn cho ngân hàng tạo tiền đề cho hoạt động vốn của ngân hàng phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt đã áp dụng linh hoạt các hình thức cho vay: cho vay ngắn hạn, cho vay

vay nội tệ và cho vay ngoại tệ. Để thấy rõ được tình hình dư nợ của ngân hàng ta xem bảng số liệu sau:

Nội dung

S.lượng Tỷ trọng S.lượng Tỷ trọng S.lượng Tỷ trọng

Dư nợ 167,000 100% 257,359 100% 441,711 100%

Phân theo kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho vay ngắn hạn 118,319 70,85% 158,257 61,5% 284,461 64,4%

- Cho vay trung dài hạn 48,681 29,15% 99,102 38,5% 157,250 35,6%

Phân theo theo thành phần kinh tế

- Cho vay kinh tế quốc doanh 66,116 39,6% 48,541 18,9% 107,335 24,3%

- Cho vay kinh tế ngoài quốc

doanh 68,884 41,2% 177,925 69,1% 272,536 61,7%

- Cho vay hộ - cá thể 32 19,2% 30,893 12% 61,840 14%

Phân theo loại tiền tệ

- Cho vay nội tệ 155,780 93,3% 232,077 90,2% 403,282 91,3%

- Cho vay ngoại tệ 11,220 6,7% 25,282 9,8% 38,429 8,7%

nhân có thể do tình hình kinh tế trong nước một vài năm gần đây có nhiều thay đổi, môi trường đầu tư thuận lợi nên hàng hoá vật tư của nhiều DN tiêu thụ được vì vậy mà nhiều doanh nghiệp mở rộng hoạt động để sản xuất kinh doanh điều này ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, NH cũng cần chú ý tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức phi tín dụng khác làm cho hoạt động mở rộng huy động vốn và nâng cao chất lượng huy động vốn của ngân hàng bị hạn chế. Đi vào cụ thể từng tiêu thức phân loại ta thấy:

- Theo kỳ hạn: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (64,4%). Năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 70,85% trong tổng dư nợ trong khi tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chỉ có 29,15% trong tổng dư nợ. Sang năm 2008 do có sự thay đổi trong định hướng chiến lược kinh doanh của mình NH đã chú ý hơn đến cho vay trung và dài hạn cụ thể là: trong năm tỷ trọng đối với các khoản vay trung và dài hạn tăng lên 38,5%, với sự tăng lên này thì tỷ trọng đối với các khoản vay ngắn hạn giảm xuống còn 61,5%. Tuy vậy sang đến 2009 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn lại tăng trở lại và chiếm ưu thế hơn so với cho vay trung và dài hạn nhưng sự tăng nên này không đáng kể , năm 2009 tỷ trọng cho vay ngắn hạn của chi nhánh đạt 64,4% tăng 2,9% so với năm 2008.

- Theo thành phần kinh tế: Qua những con số thể hiện trên bảng số liệu ta thấy ở chi nhánh dư nợ lại tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chiếm tỷ trọng khá cao (gần 70%) trong tổng dư nợ nhưng tỷ trọng của nó lại tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2007 tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 41,2%, năm 2008 tăng lên và đạt 69,1%, nhưng đến năm 2009 thì lại giảm xuống còn 61,7% tuy vậy năm 2008 dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn tăng so với năm 2007. Điều này là do trong những năm gần đây xu hướng cổ phần hoá các DNNN đang được chú trọng, hơn nữa với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay thì khu vực kinh tế này ngày càng năng động, hoạt động

chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư nợ

Năm 2007 cho vay kinh tế quốc doanh chiếm 39,6%, năm 2008 giảm rất mạnh xuống chỉ còn 18,9% trong khi đó đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở năm này lại tăng và chiếm một tỷ lệ khá cao 61,1% điều này chứng tỏ trong năm 2008 NH đã hầu như là bỏ qua đầu tư cho vay đối với kinh tế quốc doanh mà chỉ tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2009 có tăng lên một chút nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng thấp. Song song với việc cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế quốc doanh thì cho vay hộ gia đình - cá thể cũng chiếm tỷ trọng thấp và nó giảm dần qua các năm cụ thể: Năm 2007 chiếm 19,2%, năm 2008 giảm xuống còn 12% và sang đến năm 2009 thì lại tăng lên là 14%.

-Theo loại tiền: ở tiêu thức này dư nợ cho vay nội tệ luôn chiếm trên 90% trong tổng dư nợ và cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2007 nội tệ chiếm 93,3%, năm 2008 giảm xuống một chút là 90,2%, năm 2009 lại tăng lên nhưng lượng tăng không đáng kể còn 91,3%.Năm 2007 ngoại tệ chiếm 6,7% sang đến 2008 tăng lên là 9,8%, năm 2009 dư nợ lại giảm xuống còn 8,7%.

2.1.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn cho biết khả năng khai thác và sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả không? có đáp ứng được nhu cầu của thị trường và phù hợp với tình hình thực tế hiện tại chi nhánh hay không? Do đó đây là một trong những nhân tố phản ánh chất lượng tín dụng. Nó được xác định bằng công thức

H = Tổng dư nợ cho vay 100

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ cho vay 167 257.359 444,711

Tổng nguồn huy động 508,343 810,220 1.409,832

Hiệu suất (%) 32,85 31,76 20,89

(Nguồn: Phòng kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt)

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng huy động được ngân hàng cho vay được bao nhiêu đồng. Hiệu suất này càng cao chứng ỏ công tác sử dụng vốn có hiệu quả, không có tình trạng ứ đọng vốn

Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh giảm dần qua các năm. Năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn đạt mức cao nhất 32,85% nhưng đến năm 2008 còn 31,76% lại sụt tiếp vào năm 2009 chỉ còn 20,89%. Điều này là do chi nhánh không mở rộng được cho vay dư nợ cho vay liên tục giảm trong khi tổng nguồn huy động lại được tăng lên. Nguyên của tình trạng này là một mặt do từ năm 2008 thực hiện theo chủ trương của ngân hàng cấp trên về hạn chế cho vay, mặt khác chi nhánh chưa có những biện pháp hữu hiệu để mở rộng cho vay.

2.1.4.3 Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là công việc đầu tiên, là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động này chính là việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, nhờ đó ngân hàng có thể thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lời mà đặc biệt là huy động cho vay. Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt đang huy động tiền gửi cả VND và USD với các mức lãi suất khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn tiền gửi

Hoạt động huy động vốn xuất phát từ nguyên tắc của ngân hàng là “đi vay để cho vay” do vậy công tác tạo vốn ở ngân hàng là tiền đề để mở rộng hoạt động tín dụng và là điều kiện sống còn trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn nên chi nhánh đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn

2007 2008 2009

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) So với năm trước Tổng số Tỷ lệ (%) So với năm trước

Tăng (giảm) Tỷ lệ Tăng (giảm) Tỷ lệ Tổng nguồn vốn huy động 508,343 100% 810,220 100% 301,877 59% 1.409,832 100 % 599,612 74% Phân theo kỳ hạn 1. Tiền gửi không kỳ

hạn 168,004 33% 279,579 35% 111,575 66%

56

0,450 40% 280,871 100%

2. Tiền gửi có kỳ hạn 340,339 67% 530,641 65% 190,302 56% 849,382 60% 318,741 60% Phân theo loại thành

phần kinh tế 1. Tiền gửi

dân cư 223,892 44% 402,384 50% 178,492 80% 770,751 55% 368,367 92%

2. Tiền gửi tổ chức

dân cư, tổ chức xã hội 111,125 22% 224,200 28% 113,075

102

% 406,031 29% 181,81 81%

tương đối tốt công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội thường khá cao. Cụ thể: Năm 2008 tăng so với 2007 đến 2009 do tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang chịu cuộc khủng hoảng kinh tế nên NH cũng chịu ảnh hưởng, nhưng tiền gửi dân cư vẫn khá cao năm 2009 đạt 55% các phòng giao dịch ngày càng tăng số lượng khách hàng giao dịch tạo nguồn vốn dân cư tăng và chiếm tới 90% tổn nguồn vốn. Các dịch vụ thanh toán, phát hành thẻ ghi nợ có khả năng phát triển trong thời gian tới. Năm 2009 tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng 599,612 tỷ đồng so với năm 2008.

Như vậy có thể thấy nguồn vốn của CNHQV được hình thành từ nhiều nguồn và có cơ cấu đa dạng khác nhau, sự tăng trưởng không ngừng và của nguồn vốn huy động tại Chi nhánh cho thấy việc thực hiện đồng bộ, nhất quán các biện pháp, nghiệp vụ, và hàng loạt chính sách khác nhau nhất là chính sách huy động vốn, đã mang lại cho Chi nhánh những kết quả rất đáng mừng.

Trong các nguồn hình thành trên, thì nguồn uỷ thác đầu tư và một phần nhỏ của các doanh nghiệp, các tổ chức là ổn định hơn cả, nó vừa có tính biến động thấp, và thông thường nó mang tính chu kỳ nhất định. Điều này tạo thuận lợi lớn cho Chi nhánh trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản. Còn các nguồn khác nhìn chung không ổn định, tính biến động cao, ngân hàng không thể dự báo chính xác chu kỳ biến động và như vậy khó có thể yên tâm sử dụng vào hoạt động kinh doanh và vào những mục đích, và với nguồn này nếu có sử dụng thì phải tiến hành dự trữ một khoản lớn (theo quy định của

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt (Trang 36)