0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CHO DN VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 48 -50 )

NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐ

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với Nhà nước

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Một là: Hoàn thiện khung pháp lý cho DNV&N

Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nghiệp yêu cầu hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DNV&N, chính sách thuế, chính sách thương mại, đất đai...

Nhà nước cần ban hành các đạo luật cơ bản, tạo môi trường pháp lý cần thiết để các DNV&N dễ dàng thực hiện các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và các ngân hàng dễ dàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ khi có rủi ro xảy ra. Đó là luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về cấp chứng

thư, sở hữu tài sản; ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các Ngân hàng thương mại và từ đó mà khuyến khích họ trong việc cho vay vốn đối với các DNV&N.

Hai là: Tạo ra một “sân chơi bình đẳng” về tín dụng trung và dài hạn

để tất cả người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau.

Những quy định hiện hành và quy tắc điều chỉnh việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dài hạn và trung hạn đã có sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi đó ưu tiên cho DNNN.

Ngân hàng phải tin vào khả năng trả nợ cho người đi vay chứ không phải là ai là người sở hữu hoặc “thân phận” của người đi vay. Điều này sẽ xác định không chỉ là liệu một doanh nghiệp có vay được vốn hay không mà còn liệu doanh nghiệp có phải thế chấp hay không.

Ba là: Thành lập các Công ty cho thuê tài chính để phục vụ cho các

DNV&N.

Đây sẽ là các nguồn tài trợ vốn trung và dài hạn cho các DNV&N vừa an toàn vừa hợp với khả năng nguồn lực của DNV&N. Mô hình này đã được nhiều nước áp dụng thành công.

Bốn là: Xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N

Thực trạng chung là DNV&N vốn ít, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp có khả năng phát triển, có dự án kinh doanh khả thi nhưng do không đủ điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng mà phải vay vốn các nguồn phi chính thức với lãi suất cao. Vì vậy, giải quyết vấn đề thiếu vốn là khâu đột phá nhằm khai thác mặt tích cực, hạn chế bất lợi đối với cả các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, phải có sự can thiệp của Nhà nước trong việc hỗ trợ các DNV&N tiếp cận vốn tín dụng thông qua việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNV&N. Mục tiêu là tạo điều kiện

cho DNV&N có khả năng phát triển nhưng không đủ năng lực tài chính để có thể khai thác được nguồn vốn tín dụng. Đây là biện pháp để Nhà nước chia sẻ rủi ro với người cho vay, thúc đẩy mở rộng tín dụng đối với DNV&N.

Ở Việt Nam, từ năm 1995 quỹ bảo lãnh tín dụng đã hoạt động thí điểm ở Bắc Giang giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Bắc, Trung tâm tư vấn DNV&N Bắc Giang với Viện FES (Friendrich, Erbert - CHLB Đức.

Từ những kinh nghiệm khả năng đầu tiên do thí điểm thực hiện bảo lãnh tín dụng, đặt cơ sở pháp luật cho quỹ bảo lãnh tín dụng ra đời.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CHO DN VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 48 -50 )

×