Những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại về hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại Ngân hàng công thương Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng cho DN vừa và nhỏ của Ngân hàng công thương Đống Đa (Trang 30 - 36)

động tín dụng đối với DNV&N tại Ngân hàng công thương Đống Đa

2.3.3.1.Kết quả đạt được

Tốc độ doanh số cho vay đạt được tỷ lệ cao so với ngành.Năm 2008 tăng 21.7%,năm 2009 tăng 17.3%.Điều đó cho thấy quy mô cho vay DNV&N của ngân hàng ngày càng được mở rộng.Với mức tăng doanh số hàng năm là năm:2008 tăng 39.533 triệu đồng đến năm 2009 tăng 38.348 triệu đồng.Tỷ trọng cho vay DNV&N trung bình chiếm 20% tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh.

Dư nợ cho vay DNV&N tăng trưởng đều đặn với tốc độ tăng :năm 2008 là 26.25%,năm 2008 là 20.49%.

Việc mở rộng tín dụng DNV&N,tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mới giúp chi nhánh mở rộng được lượng dịch vụ cung cấp như tài khoản thẻ dịch vụ tư vấn,thanh toán,mua bán ngoại tệ,bảo lãnh…

Ngân hàng luôn có những khuyến khích với những khách hàng sử dụng trọn gói các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng phát triển đồng đều,tận dụng được lượng sản phẩm đa dạng của ngân hàng.

Cơ cấu của ngân hàng đã được điều chỉnh lại theo hướng lấy khách hàng là trung tâm nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp.Dưới sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam,ngân hàng coi trọng việc hoàn thiện các sản phẩm truyền thông và phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn với DNV&N.Ngân hàng cũng tích cực trong việc tìm kiếm và giữ mối liên hệ với các tổ chức liên quan để tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ,quỹ bảo lãnh tín dụng.Hiện tại ngân hàng đang áp dụng các chương trình cho vay DNV&N hợp tác với nước ngoài như: Chương trình DEG, KDW, SLEDDF, chương trình tiết kiệm và hiệu quả năng

lượng,chương trình SMEDF-EU2: là chương trình nhằm củng cố sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam qua việc ứng dụng các dịch vụ tài chính các DNV&N.Là chương trình tín dụng bằng nguồn vốn quỹ phát triển DNV&N do liên minh Châu Âu tải trợ nhằm cung cấp các khoản vay trung dài hạn cho doanh nghiệp.

2.3.3.2.Những tồn tại

Tỷ trọng doanh số cho vay DNV&N so với doanh số của toàn ngân hàng còn thấp,đạt 20%.Mặc dù ngân hàng đã chú trọng phát triển cho vay DNV&N nhưng doanh số cho vay vẫn thấp hơn rất nhiều so với doanh số cho vay các doanh nghiệp lớn là các tập đoàn,tổng công ty.

Hiệu suất sử dụng vốn thấp,ngân hàng vẫn chưa tận dụng được tối đa nguồn vốn huy động để cho vay.Vì vậy làm tăng chi phí huy động vốn,giảm lợi nhuận của ngân hàng.Tình hình trên cho thấy sự hoạt động tín dụng chưa tương xứng với nguồn lực hiện có của ngân hàng.

Tín dụng vẫn là hoạt động cốt lõi của ngân hàng,song số lượng khách hàng chưa nhiều,trung bình mỗi năm tăng hơn 10 khách hàng,lượng khách hàng chưa đa dạng về loại hình,chủ yễu vẫn là những khách hàng truyền thống.Trong khi đó, lượngDNV&N đang không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.Đây là thị trường tiềm năng cho ngân hàng.

Các hoạt động dịch vụ chưa tập trung đúng mức,kết quả còn khiêm tốn,hạn chế trong việc cung cấp nhưng sản phẩm mang tính khép kín,trọn gói đối với từng đối tượng khách hàng.

2.3.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại này

Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan

Thứ nhất: thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ năm 2007-2009 một số khách hàng,một số ngành mới bị hạn chế đầu tư và nhập khẩu

Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đặc biệt là đợt phát hành tín phiếu bắt buộc 20.300 tỷ VNĐ vào tháng 3/2008,tăng dự trữ bắt buộc,tăng lãi suất cơ bản…khiến các ngân hàng rơi vào cảnh thiếu vốn trầm trọng,cạnh tranh lãi suất,đẩy lãi suất huy động lên cao khiến lãi suất cho vay tăng đột biến.Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp nhỏ hạn chế về cốn đã thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh,còn đối với các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi về vốn và nguồn thu thì hạn chế vay vốn ngân hàng để giảm thiểu chi phí tài chính.

Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ,bản thân ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụng để đáp ứng mục tiêu an toàn và thanh khoản.

Nhà nước chưa có những quy định cụ thể về chế độ kế toán tài chính,kiểm toán báo cáo tài chính đối với các DNV&N,chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các biểu mẫu,các loại báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu nhập thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp.

*Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Tuy nhữn năm gần đây NHCT chỉ đạo chú trọng phát triển cho vay DNV&N,song điều kiện vay vốn còn quá chặt chẽ,chưa linh hoạt,tỷ lệ cho vay DNV&N có tài sản đảm bảo chiếm 95%.Tài sản bảo đảm được chấp nhận chủ yếu là máy móc thiết bị, ô tô, quyền sử dụng đất mà rất ít chấp nhận các loại tài sản bảo đảm khác như các khoản phải thu,L/C hàng xuất.

Ngân hàng thiếu thông tin chính xác về doanh nghiệp,để tạo dựng niềm tin,sự gắn kết với các DNV&N do phần lớn thông tin về doanh nghiệp chưa có hoặc chưa minh bạch,giao dịch không hóa đơn,chứng từ rất phổ biến.

Phía ngân hàng chưa chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng mới mà vẫn theo phương pháp thông thường là tự khách hàng tìm đến ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu.Ngân hàng chưa có các biện pháp Mảketting,giới thiệu

thông tin về ưu thế của sản phẩm tín dụng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Quy trình từ lúc tiếp xúc khách hàng tới khi giải ngân phải trải qua nhiều công đoạn,giấy tờ phức tạp gây tốn thời gian đi lại,chờ đợi của khách hàng làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các dự án của doanh nghiệp cũng như mức độ hài lòng của khách hàng.

*Nguyên nhân từ phía DNV&N:

Nguyên nhân từ phía DNV&N mà ngân hàng không đáp ứng nhu cầu vay vốn trước hết đó là do tính hợp lý,khả thi của dự án.Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn tốt có khả năng lập dự án còn nhiều doanh nghiệp không có khả năng lập dự án hoặc lập dự án với quy trình tính toán không đúng, không hợp lý.

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường chưa được thực hiện đầy đủ vì sổ sách kế toán của doanh nghiệp thường đơn giản,ghi chép không đúng chuẩn hoặc những khoản không được ghi chép đúng với thực tế.

Doanh nghiệp chưa chú trọng tìm hiểu cặn kẽ đến các thủ tục vay vốn và sản phẩm tín dụng của ngân hàng cũng như các văn bản luật hiện hành.Vì vậy mà thường bị động trước những vấn đề rắc rối xảy ra,có trường hợp mất niềm tin vào ngân hàng,gây hậu quả xấu cho quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có đủ tài sản thế chấp cho khoản vay.Đây cũng là rào cản lớn khi mà ngân hàng hiên nay vẫn rất coi trọng việc xem xét giải quyết đơn vay vốn khi có đầy đủ tài sản đảm bảo.

Bên cạnh những nguyên nhân phát sinh từ môi trường khách quan cũng như từ phía ngân hàng, trong quan hệ tín dụng nhiều vấn đề nảy sinh từ phía các DNV&N. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không có các dự án khả thi

Đây là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để ngân hàng xem xét và quyết định cho vay. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp mà ngân hàng bỏ vốn cho vay. Thực tế, hầu hết các DNV&N không

thể tự viết được các dự án đầu tư trong dài hạn, thậm chí cả kế hoạch ngắn hạn. Đứng trước tình hình đó cán bộ tín dụng phải tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục, cách lập kế hoạch. Nhiều khi phải giúp đỡ họ, cùng họ tính toán, lập phương án vay vốn, trả nợ ngân hàng. Nhưng đa số còn chưa đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch hoặc lưu chuyển tiền mặt trong năm để ngân hàng biết khối lượng tiền chu chuyển hàng tháng, cân đối thu chi hàng tháng.

- Không đủ vốn tự có để tham gia vào các dự án theo quy định của NHCT Đống Đa, còn quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng.

- Không đủ tài sản thế chấp

Các DNV&N đã thiếu vốn sản xuất kinh doanh thì lại không đủ tài sản thế chấp, hoặc có thế chấp thì hầu hết là các tài sản lạc hậu, khó xử lý, tính thị trường không cao.

- Các DNV&N không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật, thiếu chính xác. Làm cho việc đánh giá, thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn.

- Ở một số DNV&N năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ không có khả năng trả nợ.

Qua việc xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động của các DNV&N trong những năm gần đây để thấy được những khó khăn mà DNV&N đang gặp phải, đồng thời xem xét thực trạng hoạt động tín dụng của NHCT Đống Đa đối với DNV&N, nhằm hỗ trợ vốn tín dụng cho DNV&N phát triển và mở rộng hoạt động cho vay của NHCT Đống Đa, cho ta thấy được những gì đã đạt được, những gì còn tồn tại, khó khăn chưa giải quyết được, đồng thời tìm ra được những nguyên nhân chủ quan khách quan tạo nên sự cản trở việc mở rộng vốn tín dụng nhằm phát triển DNV&N của NHCT Đống Đa. Do vậy, để thực hiện tốt điều này, phục vụ khách hàng là các DNV&N được hiệu quả tốt

hơn, chúng ta cùng nhau đưa ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các DNV&N tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của NHCT Đống Đa phát triển một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn chuẩn bị cho việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng cho DN vừa và nhỏ của Ngân hàng công thương Đống Đa (Trang 30 - 36)