Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH phát triển công nghệ châu Âu doc (Trang 33 - 35)

III. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của công ty

6. Một số biện pháp khác

6.1 Nâng cao chất lượng khâu cung ứng.

Việc cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: Để thực hiện yêu cầu trong khâu cung ứng công ty cần chú ý đến những nội dung chủ yếu sau.

- Lựa chọn ngưồn cung ứng có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của công

ty.

- Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng.

- Làm tốt công tác kiểm tra nguyên vật liệu mua về, phân loại và bảo quản cận

thận.

- Công tác tổ chức kho bãi, quản lý kho phải được tổ chức một cách khoa học,

hợp lý, có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý kho bãi phải có trình độ, ý thức tinh thần trách nhiệm cao để có thể giải quyết tốt các tình huống phát sinh.

- Giải quyết tốt công tác cung ứng các yếu tố đầu vào là điều kiện cho khâu sản xuất và tiêu thụ thực hiện đúng các yêu cầu và kế hoạch đã đặt ra.

6.2. Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt và các phương thức thanh toán hợp lý. lý.

Chính sách giá đối với từng loại sản phẩmvà dịch vụ của công ty cần phải linh hoạt tránh tình trạng cứng nhắc. Tình hình cung cầu biến động trên thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc đặt giá cho sản phẩm và dịch vụ hoặc có thể làm tăng hoặc giảm giá sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

Đối với sản phẩm hay dịch vụ đang có yêu cầu lớn trên thị trường công ty có thể giữ giá ở mức cao tương đối so với các công ty khác vì sản phẩm này của công ty đang được ưa chuộng. Tuy nhiên đối với sản phẩm đang bị ứ đọng, tồn kho lâu ngày thì công ty nên có biện pháp điều chỉnh giá thích hợp, hạ giá để tiêu thụ hết số sản phẩm tồn khó đó nhằm thu hồi vốn nhanh nhất để phát triển sản xuất kinh doanh.

Như vậy có thể nói rằng chính sách giá cả có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty. Mộy chính sách giá hợp lý sẽ làm cho hoạt động tiêu thụ đẩy mạnh và đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận.

Phương thức thanh toán cũng tác động rất lớn tới công tác tiêu thụ sản phẩm. Về phía công ty luôn luôn có xu hướng muốn thu được tiền của khách hàng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường các công ty cạnh tranh với nhau rất gay gắt, trong đố phương thức thanh toán cũng là một công cụ sử dụng đắc lực trong cạnh tranh. Chính vì vậy để khách hàng có thể thanh toán nhanh các khoản nợ công ty nên có chính sách hỗ trợ khách hàng như: Chiết khấu nhanh, Phương thức thanh toán hợp lý... Đặc biệt là đối với khách hàng là đại lý bán buôn hay các hách hàng truyền thống của công ty.

6.3.Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng: Để hội nghị đạt được kết quả cao thì hội nghị phải có những khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên của công ty và những bạn hàng quan trọng. trong hội nghị phải tạo ra bầu không khí thân mật, cởi mở để khách hàng có thể nói rõ những ưu, nhược điểm của sản phẩm hay cung cách

phục vụ của nhân viên, những vướng mắc trong quan hệ mua bán, những thiếu xót phiền hà (nếu có ) của công ty cũng như yêu cầu của họ đối với sản phẩm của công ty hiện tại và trongtương lai. Công ty cần phải lắng nghe ý kiến của khách đặc biệt là những lời chê trách, đồng thời công ty cũng công bố cho khách hàng biết các dự án, chính sách tiêu thụ của mình... Hội nghị khách hàng được tổ chức thường xuyên với chất lượng cao sẽ giúp công ty tạo được sự gắn kết, tin cậy với những khách hàng cũ, mở rộng quan hệ với những khách hàng mới, giúp cho công ty luôn có những sáng kiến, không ngừng đổi mới tạo dựng lợi thế đi trước trong cạnh tranh.

Tóm lại: Để cạnh tranh được với các đối thủ khác nhằm giành giật những ưu thế về mọi mặt trong sản xuất kinh doanh như chi phí, khách hàng, lợi nhuận. Công ty cần không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại lâu dài và có ý nghĩa trên thị trường. Các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao khả năng cạnh trang của công ty là những tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tận dụng những thời cơ đang xuất hiện những thế mạnh vốn có của công ty để hạn chế những mặt yếu kém còn tồn tại, những nguy cơ từ môi trường mang lại. Đồng thời không ngừng củng cố vị thế của công ty trên thị trường cạnh tranh sắp tới đây. Hiện nay Việt Nam tham gia vào AFTA ( Khu vực mậu dịch tự do ASIAN ). Và đang xúc tién việc gia nhập tổ chức WTO ( Tổ chức thương mại thế giới ) và những chương trình hội nhập tiến trình toàn cầu hoá khác, thì sự sống của các doanh nghiệp làm ăn yếu kém sẽ không tồn tại được. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường thì luôn phải tích cực đổi mới để phù hợp vơí thị trường, đồng thời đưa vị thế của doanh nghiệp nên một tầm cao mới để có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH phát triển công nghệ châu Âu doc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)