III. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của công ty
5. Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên
Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào . Con người tác động tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tiết kiệm chi
phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ.Trong cạnh tranh, trình độ tay nghề của công nhân là tài sản vô cùng quý báu và có thể trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh.
Việc xác định nhu cầu giáo dục, đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty. Căn cứ vào yêu cầu của từng bộ phận trong công ty mà cần lập ra kế hoạch đào tạo. Cụ thể để giải quyết tình hình thực tại của công ty cần thực hiện những hình thức đào tạo sau:
+ Đào tạo cán bộ chủ chốt của công ty bằng chương trình ngắn hạn và dài hạn do các trường đại học tổ chức
+ Tổ chức học tập trong nội bộ về truyền thống của công ty, về nội quy lao động, tổ chức thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cũng như tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Mở rộng lớp học ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của công ty.
+ Dùng chính sách tiền thưởng để khuyến khích sáng tạo, đổi mới và tạo điều kiện để công nhân viên trong công ty hợp tác chặt chẽ và gắn bó với nhau hơn.
+ Tăng cường kỷ luật lao động và ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong công ty
+ Thăm dò tìm hiểu thái độ của nhân viên thường xuyên để có thể phát triển thành quá trình lập kế hoạch hàng năm. Phát hiện ra những điều mà nhân viên ưa chuộng nhất cũng như vấn đề mà họ chán ghét thất vọng có liên quan đến nghề nghiệp từ đó có những biện pháp khuyến khích, thưởng hợp lý nhằm làm cho nhân viên có thể xoá bỏ đi những thất vọng đã có ở họ.