Quản trị giao thức mạng TCP/IP

Một phần của tài liệu Giao trinh quan tri mang co ban (Trang 64 - 72)

Để cho các máy tính giao tiếp được với nhau bằng các giao thức nối mạng cơ bản vào trong hệ thống, ở mỗi một hệ điều hành cụ thể, nó sẽ có một công cụ cấu hình khác nhau. Trong phần này sẽ giới thiệu công cụ quản trị trên Windows2000. Giao thức chủ chốt là Transmission Control Protocol/ Internet Protocol (TCP/IP). TCP/IP thực ra là một tập hợp các giao thức và dịch vụ dùng để giao tiếp qua mạng. Đây là giao thức dùng cho truyền thông liên mạng. Mỗi khi làm việc với TCP/IP ta phải khai báo với máy tính về các tham số liên quan đến mạng mà nó tham gia vào. Các tham số về mạng chẳng hạn như cách đinh tuyến thông tin trên mạng như thế nào.

Cài đặt card mạng

Để làm tất cả các công việc quản trị ta phải đăng nhập với tài khoản quản trị. Trong các phần sau ta ngầm định là làm việc với tài khoản quản trị. Card mạng là thiết bị dùng để giao tiếp mạng. Quá trình cài đặt nó theo các bước như sau:

1. Cắm thiết bị card mạng vào trong máy tính và khởi động máy tính.

Hình 3.1 Chọn bảng điều khiển để cấu hình giao thức TCP/IP

2. Windows2000 sẽ tự động phát hiện ra thiết bị phần cứng đó và nó sẽ hỏi ta về phần mềm điều khiển thiết bị tương ứng với thiết bị đó. Ta chỉ ra đường dẫn đến phần mềm điều khiển thiết bị đó để cho Windows2000 cài đặt. Nếu không gặp thông báo gì thì quá trình cài đặt đã hoàn tất.

Chọn menu Start và chọn => Setting => Network and Dial-up Connections như hình 3.1. Một cửa sổ sẽ hiện lên như hình 3.2.

Hình 3.2 Chọn cấu hình thiết bị

Trong trường hợp máy tính chưa có kết nối nào cả thì ta chọn Make New Connection để tạo một kết nối mới.

Hình 3.3 Hộp thoại cấu hình chứa danh sách các thành phần kết nối mạng

Sau khi tạo xong một kết nối mới ta có thể thay đổi các tham số cho kết nối đó. Giả sử là máy tính đã tạo xong một kết nối như trong hình 3.2, ta có thể chọn kết nối mới đó (có tên là Local Area Connection) bằng cách nháy phải chuột, một menu xuất hiện, chọn mục properties. Một hộp thoại sẽ hiện lên như trong hình 3.3. Ở đây ta sẽ thấy nó liệt kê một số các giao thức mạng. Ta chọn giao thức TCP/IP để cấu hình bằng cách chọn giao

thức đó và chọn Properties. Một hộp thoại mới xuất hiện như hình 3.4 cho phép ta thay đổi các tham số cần thiết. Có hai cách cấu hình cho TCP/IP, các thứ nhất là cho phép nó sử dụng giao thức DHCP như đã nói trong phần trước là sử dụng địa chỉ IP động, cách thứ 2 là sử dụng cấu hình IP tĩnh.

Hình 3.4 Hộp thoại thay đổi các tham số cấu hình TCP/IP

Cấu hình IP tĩnh

1. Để cấu hình sử dụng IP tĩnh nhấn nút Use the following IP Address, gõ địa chỉ vào trường IP Address. Địa chỉ IP này không được phép trùng với một địa chỉ của một máy tính nào đang hoạt động trong mạng. Nếu không thì máy tính sẽ không thể giao tiếp được với các máy trên mạng.

2. Xác lập mặt nạ mạng Subnet mask giúp đảm bảo máy tính giao tiếp ổn thoả qua mạng. Windows2000 sẽ tự động chèn giá trị mặt nạ mạng con mặc định vào trong ô mặt nạ mạng. Nếu mạng không phân đoạn thì ta không cần phải thay đổi giá trị mặc định này. Nếu không ta cần phải thay đổi cho đúng với cấu hình của mạng cụ thể đó.

3. Trong trường hợp máy tính đó có nhu cầu truy cập mạng TCP/IP khác, hay truy cập Internet, hoặc truy cập một đoạn mạng khác, ta phải định rõ ra cổng giao tiếp mặc định. Gõ địa chỉ IP của bộ định tuyến mặc định vào trường Default Gateway.

5. Thiết đặt dịch vụ DNS (Domain Name Service) và WINS (Windows Internet Naming Service) khi cần.

Cấu hình IP động

Giao thức DHCP cho phép kiểm soát cơ chế gán địa chỉ IP và các thiết lập (setting) TCP/IP mặc định tại địa chỉ tập trung. Nếu mạng có lắp đặt máy phục vụ DHCP, ta có thể gán địa chỉ IP động cho card mạng của các máy khác trong mạng. Công việc tiếp theo là dựa vào máy chủ DHCP để cung cấp thông tin cơ bản cần thiết cho mạng TCP/IP. Vì địa chỉ IP có thể thay đổi, không nên gán địa chỉ IP động cho máy chủ Windows2000 mà chỉ dùng IP động cho các máy trạm. Các bước để gán địa chỉ IP động:

1. Trong hộp thoại như trong hình 3.3 ta chọn Internet Protocol (TCP/IP). 2. Chọn Obtain An Ip Address Automatically.

3. Nếu muốn ta có thể chọn luôn thêm Obtain DNS Server Address Automatically.

4. Chọn OK khi hoàn thành công việc.

Lập cấu hình các thành phần nối mạng bổ sung

Ta có thể thiết lập cấu hình cho hệ thống Windows2000 sử dụng thêm giao thức, dịch vụ, phần mềm máy trạm. Tiến hình cài đặt những thành phần mạng này có thể thực hiện qua hộp thoại Network Connection Properties hoặc thông qua Windows Optional Networking Components Wizard. Mỗi phương pháp có cách xác lập khác nhau.

Dưới đây là một bảng liệt kê các thành phần mạng trên Windows2000.

Thành phần Mô tả

Client for Microsoft Networks

Cho phép máy tính truy cập tài nguyên trên mạng Windows

Gateway (and Client) Services for Netware

Cho phép máy tính truy cập mạng Netware File and Printer Sharing for

Microsoft Networks

Cho phép các máy tính khác trong mạng có thể sử dụng các tài nguyên được chia sẻ trên máy tính hiện tại

AppleTalk protocol Cho phép máy tính giao tiếp với nhau qua giao thức AppleTalk. Cho phép máy chủ Windows2000 đóng vai trò bộ định tuyến AppleTalk

NWLink NetBIOS Cho phép máy tính giao tiếp với máy chủ Netware chạy NetBIOS

NWLink

IPX/SPX/NetBIOS

Cho phép máy tính giao tiếp với máy chủ Netware chạy IPSX/SPX

Compatible Transport Protocol

Network Monitor Driver Trình điều khiển cho phép Netmon chụp ảnh các gói dữ liệu truyền qua mạng. Netmon là trình tiện ích giám sát mạng

QoS Packet Scheduler Chương trình lập lịch cho gói dữ liệu chất lượng của dịch vụ, cung cấp kiểm soát lưu thông mạng SAP Agent Cài đặt Service Advertising Protocol Agent, khai

báo về máy chủ và địa chỉ trên mạng

DLC Protocol Cài đặt Data Link Control cho phép máy tính kết nối với máy tính lớn IBM

NetBEUI Protocol NetBIOS Enhanced User Interface là giao thức chuẩn truyền thông mạng trên WindowsNT.

Bảng các thành phần mạng trên Windows2000

Các thủ tục cài đặt và gỡ bỏ các thành phần mạng bổ sung

1. Từ menu Start => chọn Settings => chọn Network and Dialup Connections

2. Nhấn nút phải chuột vào kết nối mạng cần sử lý, chọn Properties. Nếu chưa có một kết nối nào ta phải tạo ra một kết nối.

3. Hộp thoại kết nối mạng Network Connection Properties xuất hiện liệt kê các thành phần đã được cài đặt.

4. Muốn vô hiệuhóa thành phần bất kỳ nào, ta chỉ cần xóa dấu chọn ứng với thành phần đó.

5. Chọn thành phần cần tháo gỡ, chọn Uninstall. Chọn yes từ hộp thoại xác nhận. 6. Nhấn Install để cài thêm các thành phần mạng bổ sung. Trong hộp thoại Select

Network Component Type vừa hiển thị, chọn loại thành phần: Client, Protocol hay Service rồi chọn nút Add. Tiếp đến chọn thành phần cần cài thêm.

Cài đặt các thành phần mạng không bắt buộc

Ta có thể cài đặt thêm các thành phần mạng không bắt buộc qua Windows Optional Networking Components Wizard. Khi cài đặt các thành phần này Windows2000 còn có thể cài đặt các tiện ích cần thiết cho thành phần vận hành mạng.

Dưới là bảng liệt kê các thành phần mạng không bắt buộc trên Windows2000.

Management and Monitoring Tools

Connection Manager Components

Network Monitor Tools

Simple Network

Management Protocol (SNMP)

Cài đặt công cụ quản trị và quản lý kết nối và dịch vụ Phone Book. Cài đặt bộ công cụ giám sát mạng để phân tích lưu thông mạng.

Cài đặt giao thức SNMP và SNMP agent.

Networking Services COM Internet Services Proxy

Domain Name System (DNS) Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) Internet Authentication Service

QoS Admission Control Service

Simple TCP/IP Services

Cho phép các đối tượng COM (Component Object Model) di chuyển qua HTTP. Cho phép lập cấu hình máy tính làm máy chủ DNS. Cho phép lập cấu hình máy tính làm máy chủ DHCP. Cài đặt dịch vụ chứng thực, uỷ quyền và cấp tài khoản cho người dùng quay số và người dùng mạng riêng ảo (VPN). Cho phép kiểm soát chất lượng của các kết nối mạng.

Cài đặt dịch vụ TCP/IP cơ bản: Character Generator, Daytime, Discard, Echo và Quote of the Day.

Cho phép máy chủ site cập nhật thông tin thư

Site Server ILS Services

Windows Internet Naming Service (WINS)

mục.

Cho phép lập cấu hình máy tính làm máy chủ WINS.

Other Network File and Print Services

File Services for Macintosh

Print Services for Macintosh

Print Services for Unix

Cho phép người dùng Macintosh làm việc với file trên máy chủ Windows2000.

Cho phép người dùng in file từ máy Macintosh sang máy in trên máy chủ Windows2000.

Cho phép người dùng trên máy Unix in file sang một máy in trên máy chủ Windows2000. Các bước để cài đặt cách thành phần tuỳ chọn

1. Chọn Start => Settings => Network and Dial-up Connections.

2. Chọn Add Network Components khởi động Windows Optional Networking Components Wizard. Chọn Next.

3. Bây giờ, trên hộp thoại hiện ra, ta có thể chọn Management And Monotoring Tools, Networking Services, hoặc Other Network File and Print Services.

4. Muốn chọn hay loại bỏ từng thành phần, hãy chọn loại thành phần thích hợp rồi chọn Details.

5. Chọn OK, nhấn tiếp Next. Thành phần đã chọn sẽ được cài đặt.

Quản lý các kết nối mạng

Kết nối quay số và kết nối mạng giúp máy tính có thể truy cập tài nguyên ở xa. Để thiết lập cấu hình ta tuân theo các bước sau:

1. Chọn menu Start => Settings => Network and Dial-up Connections.

2. Nháy kép vào Make New Connection để khởi động Network Connection Wizard. Chọn Next. C một hộp thoại hiện lên hỏi ta các thông tin về mã vùng, điện thoại và thông tin quay số cụ thể.

Dial-up To Private Network: cho phép máy tính kết nối với mạng công ty dựa vào dịch vụ truy nhập từ xa. Kết nối quay số sử dụng modem hoặc đường truyền ISDN (Integrated Services Digital Network).

Dial-up to the Internet: cho phép máy tính kết nối với Internet dựa vào dịch vụ truy cập từ xa. Kết nối với Internet sử dụng modem hoặc đường truyền ISDN. Một khi đã thiết lập kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), ta có thể chia sẻ kết nối này để cho phép các máy tính khác cùng truy nhập Internet.

Hình 3.5 Các loại kết nối mạng

Connect To A Private Network Through The Internet: Cho phép máy tính kết nối an toàn với mạng công ty thông qua Internet. Kết nối VPN an toàn được thiết lập với một trong hai giao thức Point to Point Tunneling Protocol (PPTP) hoặc Layer 2 Tunneling Protocol (L2TP).

Accept Incoming Connections: Cho phép máy tính khác truy cập đến qua dịch vụ truy cập từ xa. Nếu máy tính chấp nhận kết nối VPN, quay số, hay kết nối trực tiếp, ta cũng phải lập cấu hình kết nối gọi đến.

Connect Directly to another computer: cho phép máy tính kết nối trực tiếp với máy tính khác thông qua cổng nối tiếp, cổng song song, hay cổng bức xạ hồng ngoại. Loại kết nối này thường dùng vào mục đích đồng bộ hoá máy tính xác tay với máy tính PC.

4. Các hộp thoại hiển thị tiếp theo phụ thuộc vào loại kết nối mà ta chọn. Hãy làm theo các bước chỉ dẫn trên màn hình. Cuối cùng chọn nút lệnh Finish khi hoàn thành.

Kích hoạt và vô hiệu hoá kết nối mạng

Kết nối mạng LAN tự động được thiết lập và kết nối. Nếu muốn ngắt kết nối đó hay bắt đầu một kết nối ta thực hiện các bước sau:

Hình 3.6 Ngắt một kết nối

1. Chọn menu Start => Settings =>Network and Dial-up Connections.

2. Nháy phải chuột trên kết nối, một menu sẽ hiện lên sau đó chọn Disable để ngắt kết nối đó như hình 3.6.

3. Để kích hoạt một kết nối đã bị ngắt ta cũng làm tương tự sau đó chọn Enable.

Xoá bỏ một kết nối mạng

Ta chỉ làm điều này đối với những kết nối không còn cần thiết nữa

1. Chọn menu Start => Settings =>Network and Dial-up Connections.

2. Nháy phải chuột trên kết nối, một menu sẽ hiện lên sau đó chọn Delete như trên hình 3.6.

Chỉnh sửa một kết nối

Ta có thể chỉnh sửa các tham số của một kết nối thông qua hộp thoại Properties. Ta chọn kết nối cần sửa đổi sau đó nháy phải chuột và chọn Properties như trong hình 3.6. Sau đó thực hiện các thay đổi cần thiết.

Một phần của tài liệu Giao trinh quan tri mang co ban (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w