Kiểm định hiệu năng mạng

Một phần của tài liệu Giao trinh quan tri mang co ban (Trang 56)

b. Giám sát hoạt động mạng

Giám sát thường xuyên hoạt động của mạng sẽ giúp thực hiện quản trị hiệu năng mạng, ngăn ngừa và nâng cao khả năng khắc phục sự cố mạng. Việc giám sát có thể được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các công cụ quản trị, cho phép ghi lại được nhiều thông tin chi tiết về hoạt động của mạng. Trong trường hợp làm thủ công cần dựa vào những ghi chép hàng ngày của người dùng mạng về các thông số chính như thời gian chuyển file, thời gian đáp ứng,…Người quản trị cần tập hợp những thông tin đó lại và kiểm tra xem có sự suy giảm về hiệu năng mạng hay không

Kết quả giám sát cần được tổng kết và làm báo cáo hàng ngày, báo cáo tuần, báo cáo tháng. Dữ liệu hàng tháng cần được đưa lên dạng biểu đồ để dự báo xu thế bão hoà tải va lưu chuyển trên mạng. Dựa vào đó tiến hành hoạch định và mở rộng mạng một cách có hiệu quả

Hầu hết hoạt động mạng đều dính líu đến hoạt động phối hợp của nhiều thiết bị. Mỗi thiết bị cần có một khoảng thời gian nhất định để thi hành phần việc của mình trong giao tác. Khi có thiết bị nào trong số này sử dụng khoảng thời gian CPU nhiều hơn thấy rõ so với những thiết bị còn lại, tiến độ thi hành sẽ giảm sút đi hẳn. Thiết bị “gây rối” thường được xem như là một tác nhân gây hiện tượng thắt cổ chai. Công việc theo dõi tiến độ thi hành phần lớn là nhận diện và loại trừ những tác nhân gây tắc nghẽn này. Muốn vậy, nhà quản trị phải có khả năng nhận diện thiết bị nào chiếm mất nhiều thời gian hơn so với quy định để thi hành tác vụ của mình.

Đây là các thiết bị thường có khuynh hướng gây tắc nghẽn • CPU

• Bộ nhớ • Card mạng

• Bộ điều khiển đĩa • Phương tiện nối mạng

Một thiết bị gây tình trạng tắc nghẽn do một trong các lý do sau:

• Nó không được sử dụng một cách hiệu quả so với khả năng thực tế

• Nó đang sử dụng tài nguyên khác hoặc thời gian CPU nhiều hơn quy định • Nó vận hành quá chậm

• Nó không có đủ dung lượng để xử lý gánh nặng đang đặt lên nó

Nếu thường xuyên theo dõi, nhà quản trị sẽ phát hiện ra ngay những tình huống này và có đủ thông tin để nhận diện các thành phần có vấn đề

Windows NT Performance Monitor

Gần như hệ điều hành nào cũng có một tiện ích theo dõi, giúp nhà quản trị mạng giám sát các lĩnh vực khác nhau trong thi hành của máy phục vụ mạng

Ví dụ, Windows NT Server có tiện ích Performance Monitor, giúp nhà quản trị mạng xem xét các hoạt động cả trong thời gian thực (real time) lẫn thời gian ghi nhận (record time) đối với:

• Bộ xử lý • Đĩa cứng • Bộ nhớ

• Việc sử dụng mạng • Toàn mạng

• Ghi lại dữ liệu thi hành

• Gửi tín hiệu báo lỗi đến nhà quản trị mạng

• Khởi động một chương trình khác có khả năng điều chỉnh hệ thống trở về lại phạm vi có thể chấp nhận được.

Khi sử dụng công cụ như Performance Monitor, việc đầu tiên người quản trị mạng nên làm là thiết lập một baseline (mốc chuẩn) cho hiệu năng thi hành của hệ thống. Bằng cách duy trì bản ghi về hiệu năng thi hành của hệ thống trong hoạt động thông thường. người quản trị mạng có thể hiểu rõ những giá trị thi hành hợp lý. Với bản ghi này, người quản trị mạng có cơ sở để so sánh khi có thành phần nào đó thay đổi, hay cần phải nâng cấp hay thay thế. Bằng không sẽ rất khó quyết định và duy trì những mức độ thi hành có thể chấp nhận được

Một khi đã thiết lập baseline, người quản trị mạng có thể theo dõi hiệu năng thi hành của hệ thống và so sánh kết quả với baseline. Kết quả phân tích sẽ giúp người quản trị mạng các định nhu cầu cần cải thiện một lĩnh vực thi hành cụ thể nào đó.

Theo dõi hệ thống thường xuyên còn cho phép nắm vững các khuynh hướng, nhờ đó người quản trị mạng có thể phát hiện thấy vấn đề trước khi chúng tiến đến giai đoạn nghiêm trọng. Việc làm này sẽ giúp cho việc hoạch định cho tương lai và duy trì một mức độ thi hành có thể chấp nhận được trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu mạng xảy ra chậm hẳn, người quản trị mạng sẽ nhanh chóng xác định nơi xảy ra tình trạng tắc nghẽn và có biện pháp giải quyết thích hợp.

Giao thức quản trị mạng đơn giản (SNMP)

Như hầu hết các thành phần mạng khác, phần mềm quản trị mạng cũng theo đúng những tiêu chuẩn do hãng bán thiết bị mạng đưa ra. Một số các tiêu chuẩn này gọi là

Giao thức quản trị mạng đơn giản (Simple Network Management Protocol)

Trong một môi trường SNMP, những chương trình được gọi là agent (phần mềm đại lý) được tải lên từng thiết bị quản trị. Các agent theo dõi tình hình lưu thông trên mạng và hoạt động của những thành phần mạng quan trọng này nhằm thu thập dữ liệu thống kê. Dữ liệu thống kê được lưu trong một cơ sở thông tin quản trị (MIB).

Các thành phần SNMP bao gồm: • Hub

• Máy phục vụ (server)

• Card giao diện (interface card)

• Bộ định tuyến (router) và cầu nối (bridge) • Các thiết bị mạng chuyên dụng khác

Hình 2.13 Các thành phần trong môi trường SNMP

Để thu thập thông tin theo hình thức hữu ĩch, một console (bộ giao tiếp người máy) chương trình quản trị đặc biệt thường xuyên thăm dò (poll) các agent này và tải về thông tin từ MIB của chúng

Một khi thông tin chưa xử lý đã được thu thập, chương trình quản trị có thể thi hành thêm hai tác vụ sau:

• Biểu diễn thông tin dưới dạng đồ thị, bản đồ, sơ đồ

• Gửi thông tin đến các chương trình cơ sở dữ liệu đã chỉ định để phân tích

Nếu có dữ liệu nào nằm trên hoặc dưới ngưỡng do nhà nhà quản trị ấn định, chương trình quản trị có thể thông báo đến nhà quản trị bằng các phương tiện báo lỗi (alert) trên máy tính hoặc thậm chí tự động quay một số máy nhắn tin. Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật khi đó có thể dùng chương trình console quản trị thực hiện trên các thay đổi trên mạng, tuỳ thuộc vào thành phần đó.

2.2.6 Khắc phục sự cố mạng

a. Phát hiện và báo cáo lỗi

Lỗi trên mạng cần phải được phát hiện sớm nhất có thể bằng cách sử dụng công cụ quản trị mạng LAN, quét và kiểm tra định kỳ (thời gian thực) các lỗi trên mạng hoặc do người dùng mạng thông báo (khi gặp sự cố). Người quản trị mạng cần lập báo cáo sự cố ghi lại những điểm chính về nguyên nhân, các biện pháp xử lý và kết quả

Một báo cáo sự cố thông thường bao gồm các thông tin sau: • Ngày, tháng và tên người nhận thông báo sự cố • Tên thiết bị hỏng hóc, các triệu chứng

• Ngày bắt đầu và kết thúc việc khắc phục sự cố, tên người thực hiện • Nguyên nhân sự cố và nội dung các công việc đã tiến hành để khắc phục

• Mức độ ảnh hưởng, số ngày công và công cụ sử dụng để khắc phục sự cố (tuỳ chọn)

b. Quy trình khắc phục lỗi

Việc cô lập lỗi cần tiến hành theo trình tự, bắt đầu từ phần cứng rồi sang phần mềm. Cũng cần tách biệt đó là vấn đề thuộc về mạng hay vấn đề về các hệ thống đầu cuối. Các bước của quy trình khắc phục sự cố được mô tả dưới đây:

STT Các bước khắc phục lỗi Các thao tác 1 Nắm rõ triệu chứng và phạm

vi lỗi

2 Kiểm tra kỹ khu vực có các tham biến môi trường thay đổi so với trước lúc xuất hiện biến

3 Xác định được nguyên nhân • Nếu Có  Bước 8, nếu KhôngBước 4

4 Thu hẹp khu vực có thể chứa lỗi

• Kiểm tra cắc lỗi đặc trưng thường xuất hiện trong một số các hệ thống đầu cuối nhất định

• Nếu có sử dụng các cầu hay router thì bắt đầu kiểm tra từ phân đoạn gần nhất với vị trí xuất hiện lỗi

• Đánh các dấu khác nhau trên sơ đồ mạng cho các lộ trình bình thường và bất thường để thu hẹp phạm vi lỗi có thể

• Có thể đánh giá sơ bộ điều kiện lỗi theo các chỉ thị trên các thiết bị truyền

• Cô lập sự cố qua các phép thử về truyền thông

• Kiểm tra chức năng truyền file của các phần mềm truyền thông

• Kiểm tra chức năng đăng nhập từ xa C5 Thu hẹp khu vực lỗi thành

công

Nếu cóbước 7, nếu không bước 6 6 Hỏi ý kiến tư vấn kỹ sư hệ

thống của nhà cung cấp

7 Kiểm tra khu vực có lỗi • Kiểm tra xem khu vực lỗi nằm trên hệ thống đầu cuối hay ở phía mạng

• Cô lập cầu và router từ xa

• Dùng bộ phân tích mạng để kiểm tra các giao thức

• Kiểm tra chất lượng đường truyền bằng thiết bị kiểm tra modem

• Kiểm tra bảng định tuyến của router và thiết đặt bộ lọc của cầu

• Kiểm tra lưu lượng để xác định xem độ trễ có phải do gia tăng không

C8 Xác định các thiết bị hỏng Nếu có bước 10, nếu khôngbước 9 9 Hỏi ý kiến tư vấn kỹ sư hệ

thống của nhà cung cấp 10 Xem xét và tiến hành thay

thế khắc phục

• Cô lập mạng bị lỗi

• Thay thế bằng thiết bị dự trữ • Cô lập mạng bị lỗi

• Thay thế bằng thiết bị dự phòng 11 Cần gọi nhà cung cấp? Nếu có bước 12, nếu khôngbước 13 12 Gọi nhà cung cấp để thực

hiện việc khắc phục lỗi, sang B14

• Chuẩn bị sẵn sàng những thông tin sau: • Đại diện nhà cung cấp dịch vụ

• Kiểu hợp đồng dịch vụ • Số giờ dịch vụ

14 Nối lại khu vực bị cô lập vào lộ trình hoạt động bình thường

15 Thông báo sự cố đã được khắc phục

16 Tổng kết lại thông tin sự cố, ghi sổ

• Ghi lại ví dụ về trường hợp lỗi

• Đánh giá tình hình khai thác từng thiết bị

• Thông báo cho nhà cung cấp các thiết bị thường tập trung lỗi ở đó

c. Phân tích lỗi

Để phân tích và cô lập lỗi mạng chính xác cần thấu hiểu chính xác tài nguyên mạng (tĩnh) hiện có và tình trạng làm việc (động) của mạng như lượng dữ liệu lưu chuyển lúc bình thường, hệ số tận dụng mạng, tần suất lỗi, thời gian đáp ứng của từng giao thức Quy trình phân tích lỗi gồm các bước sau:

• Nhận dạng lỗi

Tìm hiểu rõ các thông tin về lỗi mới xuất hiện và phạm vi của nó • Tìm nguyên nhân gây lỗi

Sử dụng các công cụ chẩn đoán của hệ điều hành mạng, TCP/IP, bộ phân tích giao thức nếu có để xác định nguyên nhân gây lỗi

• Loại bỏ các nguyên nhân gây lỗi và kiểm tra lại

Thay thế thiết bị hỏng (nếu do phần cứng), cài lại hệ thống phần mềm (nếu lỗi do phần mềm), sau đó tiến hành kiểm tra lại trạng thái hoạt động của thiết bị gây lỗi và các thiết bị xung quanh nó

d. Tìm giải pháp

Có rất nhiều sản phẩm phần mềm hỗ trợ mạng, dịch vụ hỗ trợ trực tuyến, tài liệu in ấn, …Nguồn tài nguyên này cung cấp nhiều loại thông tin khác nhau và có thể hỗ trợ người quản trị mạng sửa lỗi.

Technet

Microsoft Technical Information Network (TechNet) cung cấp thông tin hỗ trợ mọi lĩnh vực của mạng, đặc biệt là sản phẩm của Microsoft. Với Microsoft Knowledge Base, người quản trị mạng có thể tìm những mục tin cập nhật về nhiều chủ đề và tìm hiểu về các phiên bản phần mềm mới cập nhật và mới điều chỉnh.

Hình 2.13 Màn hình mẫu của TechNet

Dịch vụ bảng thông báo (BBS)

Có nhiều dịch vụ bảng thông báo dành riêng cho chủ đề kỹ thuật, chẳng hạn như mạng. Cho phép truy cập được những kiến thức của các chuyên gia có kinh nghiệm bằng cách gửi đăng những câu hỏi về xử lý lỗi người quản trị mạng cần biết.

Ngoài ra, nhóm người dùng hay những tạp chí xuất bản định kỳ cũng là nguồn trợ giúp đắc lực cho người quản trị mang trong quá trình sửa lỗi.

Để trợ giúp sửa chữa lỗi, người quản trị mạng và kỹ sư hỗ trợ có rất nhiều công cụ khác nhau để lựa chọn. Sau đây là một số công cụ phổ biến:

Volt kế kỹ thuật số (DVM)

Time-Domain Reflectometer (TDR)

Các thành phần kiểm tra cáp cấp cao

Máy hiện sóng

Bộ giám sát mạng

CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH QUẢN TRỊ MẠNG 3.1. Sử dụng phần mềm cấu hình mạng

3.1.1 Quản trị giao thức mạng TCP/IP

Để cho các máy tính giao tiếp được với nhau bằng các giao thức nối mạng cơ bản vào trong hệ thống, ở mỗi một hệ điều hành cụ thể, nó sẽ có một công cụ cấu hình khác nhau. Trong phần này sẽ giới thiệu công cụ quản trị trên Windows2000. Giao thức chủ chốt là Transmission Control Protocol/ Internet Protocol (TCP/IP). TCP/IP thực ra là một tập hợp các giao thức và dịch vụ dùng để giao tiếp qua mạng. Đây là giao thức dùng cho truyền thông liên mạng. Mỗi khi làm việc với TCP/IP ta phải khai báo với máy tính về các tham số liên quan đến mạng mà nó tham gia vào. Các tham số về mạng chẳng hạn như cách đinh tuyến thông tin trên mạng như thế nào.

Cài đặt card mạng

Để làm tất cả các công việc quản trị ta phải đăng nhập với tài khoản quản trị. Trong các phần sau ta ngầm định là làm việc với tài khoản quản trị. Card mạng là thiết bị dùng để giao tiếp mạng. Quá trình cài đặt nó theo các bước như sau:

1. Cắm thiết bị card mạng vào trong máy tính và khởi động máy tính.

Hình 3.1 Chọn bảng điều khiển để cấu hình giao thức TCP/IP

2. Windows2000 sẽ tự động phát hiện ra thiết bị phần cứng đó và nó sẽ hỏi ta về phần mềm điều khiển thiết bị tương ứng với thiết bị đó. Ta chỉ ra đường dẫn đến phần mềm điều khiển thiết bị đó để cho Windows2000 cài đặt. Nếu không gặp thông báo gì thì quá trình cài đặt đã hoàn tất.

Chọn menu Start và chọn => Setting => Network and Dial-up Connections như hình 3.1. Một cửa sổ sẽ hiện lên như hình 3.2.

Hình 3.2 Chọn cấu hình thiết bị

Trong trường hợp máy tính chưa có kết nối nào cả thì ta chọn Make New Connection để tạo một kết nối mới.

Hình 3.3 Hộp thoại cấu hình chứa danh sách các thành phần kết nối mạng

Sau khi tạo xong một kết nối mới ta có thể thay đổi các tham số cho kết nối đó. Giả sử là máy tính đã tạo xong một kết nối như trong hình 3.2, ta có thể chọn kết nối mới đó (có tên là Local Area Connection) bằng cách nháy phải chuột, một menu xuất hiện, chọn mục properties. Một hộp thoại sẽ hiện lên như trong hình 3.3. Ở đây ta sẽ thấy nó liệt kê một số các giao thức mạng. Ta chọn giao thức TCP/IP để cấu hình bằng cách chọn giao

thức đó và chọn Properties. Một hộp thoại mới xuất hiện như hình 3.4 cho phép ta thay đổi các tham số cần thiết. Có hai cách cấu hình cho TCP/IP, các thứ nhất là cho phép nó sử dụng giao thức DHCP như đã nói trong phần trước là sử dụng địa chỉ IP động, cách thứ 2 là sử dụng cấu hình IP tĩnh.

Hình 3.4 Hộp thoại thay đổi các tham số cấu hình TCP/IP

Cấu hình IP tĩnh

1. Để cấu hình sử dụng IP tĩnh nhấn nút Use the following IP Address, gõ địa chỉ vào trường IP Address. Địa chỉ IP này không được phép trùng với một địa chỉ của một máy tính nào đang hoạt động trong mạng. Nếu không thì máy tính sẽ không thể giao tiếp được với các máy trên mạng.

2. Xác lập mặt nạ mạng Subnet mask giúp đảm bảo máy tính giao tiếp ổn thoả qua mạng. Windows2000 sẽ tự động chèn giá trị mặt nạ mạng con mặc định vào trong ô mặt nạ mạng. Nếu mạng không phân đoạn thì ta không cần phải thay đổi giá trị mặc định này. Nếu không ta cần phải thay đổi cho đúng với cấu hình của mạng cụ thể đó.

3. Trong trường hợp máy tính đó có nhu cầu truy cập mạng TCP/IP khác, hay truy cập Internet, hoặc truy cập một đoạn mạng khác, ta phải định rõ ra cổng giao tiếp mặc định. Gõ địa chỉ IP của bộ định tuyến mặc định vào trường Default Gateway.

Một phần của tài liệu Giao trinh quan tri mang co ban (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w